365 truyện kể cho bé trước khi đi ngủ

Top 5 câu truyện mẹ kể cho bé hằng đêm giúp bé phát triển trí thông minh

1.Bông đào xinh đẹp

Gió xuân nhẹ thổi, tùng cánh đào bau xuống dòng sông nhỏ. Hoa đào tủi thân khóc: “Cánh của tôi rụng hết rồi, tôi không thể kết quả được nữa, hu..hu..hu…’

Đúng lúc đó, một chú cá nhỏ bơi tới, nó đội một cánh hoa đào trên đầu và nói: “Cánh hoa đẹp quá, lại còn có cả mùi thơm nữa!”. Kiến nhìn thấy hoa đào rụng liền dùng một cánh hoa làm thuyền, bơi ra sông chơi. Nó tấm tắc khen: “Thuyền hoa đẹp quá, lại còn có cả mùi thơm nữa!”

Một làn gió thổi tới, từng cánh hoa rơi xuống đất. Một chú rắn con nhìn thấy thế liền nhặt cánh hoa, quấn quanh người mình và nói :”Áo hoa đẹp quá, lại có cả mùi thơm nữa!” Rắn con say sưa với mùi thơm của hoa anh đào.

Các chú ếch đang biểu diễn hòa nhạc, nhìn thấy cánh hoa rơi xuống sông liền nói: “Khán giả mới tuyệt với làm sa, trong tiếng vỗ tay còn có cả hương thơm nữa!”. Tất cả các con vật xung quanh đều bị vẻ đẹp và mùi thơm của hoa Đào làm cho mê mẩn.

Nghe được những lời khen đó, hoa Đào không khóc nữa mà nở nụ cười rất tươi.

Trò truyện cùng bé: Tại sao lúc đầu hoa Đào khóc, sau nó lại cười? LÀ bởi hoa đào tuy có tàn nhưng rồi sẽ có kết thành quả vừa ngon vừa ngọt, dâng tặng cho mọi người; cánh hoa có thể làm mũ cho các bạn cá, làm áo cho bạn rắn…mang niềm vui đến cho mọi người.

2. Cáo giả oai hùm

Ngày xửa ngày xưa trong một khu rừng nọ có một con hổ dữ đang đi tìm thức ăn. Bỗng nhiên có một con cáo chạy đến gần hổ. Hổ nhanh như cắt Vồ lấy con cáo và định ăn thịt nó. Cáo cố trấn tĩnh lại và nói: “Ngươi dám ăn thịt ta sao?”. Hổ sững người lại một lúc rồi nói: “Tại sao ta lại không dám ăn thịt ngươi chứ?”. Cáo nói: “Ta được ông trời phái xuống đây để làm vua các loài vật, chính là quản lý nhà ngươi đấy. Nếu ngươi ăn thịt ta tức là chống lại mệnh lệnh của ông trời!”. Hổ bán tín bán nghi.
Cáo nhìn thấy bộ dạng của hổ liền nói: “Nếu ngươi không tin ta thì ta sẽ dẫn ngươi đi gặp muôn thú trong rừng, xem xem có phải tất cả bọn chúng đều sợ ta không là biết ngay!”. Hổ đồng ý. Thế là cáo đi đằng trước, hổ bước theo sau, đi một vòng quanh rừng. Các con vật trong rừng từ hươu nao đến dê thỏ nhím, nhìn thấy cáo nghênh ngang bước đi thì đều lấy làm lạ. Đúng lúc đó, chúng phát hiện, đằng sau Cáo còn có một con hổ rất to lớn và đáng sợ đang bước đến thì tất cả đều sợ hãi bỏ chạy tán loạn. Cáo đắc chí nói với hổ: “NGươi thấy rồi đấy, tất cả mọi người đều sợ ta.”
Thật ra cáo đã mượn sự oai phong của Hổ để dọa những con vật khác. Còn hổ thỉ cứ tưởng muông thú sợ Cáo nên đã tha cho nó.
Trò truyện cùng bé
Tại sao muông thú nhìn thấy cáo thì lại sợ hãi bỏ chạy? Cáo đã mượn oai của hổ để dọa những con vật khác. Trong cuộc sống chúng ta thường nghe câu thành ngữ:” Cáo mượn oai hùm” để ám chỉ những người gian trá. Tuy nhiên các bé gặp bất cứ truyện gì cũng phải suy nghĩ thấu đáo, đừng để bị lừa giống hổ.

3.Anh em nhà quạ

Trên một thân cây nọ, có hai anh em nhà quạ sinh sống trong cùng một cái tổ. Chúng đã sống ở đó rất lâu rồi, cái tổ cũ quá nên bị thủng một lỗ rất to. Thế nhưng, cả hai anh em lại vô cùng lười biếng, không ai chịu sửa cái tổ cả. Quạ anh nghĩ bụng: ” Nhất định quạ em sẽ sửa lại cái tổ!”. QUạ em cũng nghĩ:” Nhất định quạ anh sẽ sửa lại cái tổ!”. Ngày này qua ngày khác, lỗ thủng ngày một to, vậy mà hai anh em vẫn nhất định không chịu sửa lại,.
Mùa đông đến, cái tổ của hai anh em Quạ rách bươm nhưu xơ mướp. Gió mùa đông bắc thổi đến từng cơn, tuyết rơi lả tả. Những cơn gió lạnh buốt mang theo tuyết thổi vào trong tổ, anh em, anh em Quạ co ro trong cái tổ rách nát, run lập cà lập cập và luôn miệng kêu: “Rét quá! Rét quá!”. Thế nhưng vẫn không ai chịu sửa lại tổ.
Quạ anh nghĩ: “Trời lạnh thế này, Quạ em không chịu được rét nhất định sẽ phải sửa tổ thôi!”. Quạ em cũng nghĩ: “Quạ anh không chịu được rét nhất định sẽ phải sửa tổ thôi!”. Cả hai cứ nghĩ như thế nên không ai chịu động tay vào việc gì, chỉ ngồi co ro trong tổ.
Gió càng ngày càng mạnh, tuyết ròi ngày một dày đặc. Quả nhiên cái tổ của hai anh em bị gió thổi bay xuống đất, còn hai anh em nhà Quạ đều bị chết cóng.
Trò truyện cùng bé: Các bé có biết tại sao cả hai chú quạ đều bị chết cóng không? Cả hai đều không muốn làm mà chri muốn hưởng thụ. Các con nhớ rằng anh em trong gia đình phải biết bảo ban, giúp đỡ, cùng nhau làm mọi việc thì công việc sẽ xong nhanh chóng hơn nữa tình cảm anh em sẽ gắn bó bền chặt hơn đó.

4.Vớt chìa khóa

Dúi mẹ và Dúi con sống ở một căn nhà gỗ trong khu rừng rậm. Một hôm, dúi mẹ đang định nấu cơm cho dúi con ăn thì phát hiện chum đã hết sạch nước. Dúi mẹ quyết định đi lấy nước, Dúi con liền đòi mẹ cho đi cùng. Dúi mẹ nói: “Trời bên ngoài tối lắm con ạ, để mẹ đi một mình thôi!”. DÚi con liền nói: “Mẹ ơi, con có thể xách nước giúp mẹ mà, mẹ cho con đi cùng đi!”
Không còn cách nào khác, Dúi mẹ đành phải cầm xô nước dắt theo dúi con đi cùng ra ngoài lấy nước. Vất vả lắm Dúi mẹ mới có thể kéo được một thùng nước từ dưới giếng lên, nhưng lúc cúi xuống xách thùng nước lên thì chiếc chìa khóa bên trong túi của Dúi mẹ lại rơi tõm xuống dưới giếng. Dúi mẹ liền tìm một cây trúc dài và cho xuống giếng để vớt chìa khóa lên. Nhưng mò mãi mà không thấy chìa khóa đâu cả, phải làm thế nào đây? Dúi mẹ lo lắng, Dúi con ngẫm nghĩ một lát, có cách rồi. Nó chạy đến nhà bạn mèo hoa mượn một cục nam châm, buộc vào một đầu cành trúc, sau đó cho cành trúc từ từ xuống dưới đáy giếng, một lát sau, một tiếng “cạch” vang lên, Dúi con vội vàng kéo gậy trúc lên, nhìn thấy chùm chìa khóa của Dúi mẹ đã dính chặt vào cục nam châm trên đầu cành trúc. Dúi con đi trả bạn mèo hoa cục nam châm và không quên cảm ơn bạn Mèo hoa tốt bụng. Hai mẹ con vui vẻ xách nước về nhà.
Trò truyện cùng bé: Dúi con đã dùng cách nào để lấy lại chiếc chìa khóa cho mẹ? Thì ra nhờ một cục nam châm, vì nam châm có tính từ nên có thể hút cục sắt. Nếu chìa khóa hoặc đồ gì bằng sắt rơi xuống gầm giường bé hãy thử làm theo cách của Dúi con nhé!

5.Ve sầu và kiến

Ngày xưa, Kiến và Ve Sầu là đôi bạn rất thân. Chúng cùng ở với nhau trên một cành cây khô. Thời ấy, thức ăn trên mặt đất còn thừa thãi nên ngày ngày chúng ăn xong lại rong chơi, tối lại cùng nhau ngủ trên cành cây.

Một đêm, trời bỗng dưng nổi cơn mưa bão, cây cối ngả nghiêng. Nước chút xuống như thác. Cành cây khô bị gãy, văng đi rất xa, văng cả đôi bạn thân xuống đất. Chúng phải cố sống cố chết bám lấy rễ cây để khỏi bị nước mưa cuốn đi.

Sáng hôm sau, trời lại quang đãng. Kiến và ve đều ướt lướt thướt, mình mẩy đau như dần. Kiến bỗng nảy ra một ý nghĩ: “Phải làm tổ để tránh mưa gió”. Kiến bàn bạc với Ve Sầu, Ve Sầu mỉm cười:

– Chúng ta từ trước tới giờ vẫn sống trên cành cây. Gió bão năm thì mười họa mới có một lần, hơi đâu mà làm tổ cho mệt xác.

Nhưng Kiến vẫn lo gió bão. Nó tìm môt gốc cây khá chắc để làm nhà, ngày ngày nó đi tìm mùn lá, đem lên xây đắp một kiểu nhà mới. Dưới ánh nắng hè gay gắt, công việc làm rất vất vả, nhưng Kiến không nản lòng. Còn Ve Sầu đã không làm với bạn thì chớ, lại còn chế nhạo bạn.

Mặc cho bạn chế giễu, Kiến cứ hì hục ngày này sang ngày khác và một tháng sau thì ngôi nhà xinh xắn đã hoàn thành. Nó nghĩ thương Ve Sầu, ngày nắng đêm sương, nên tha thiết mời Ve Sầu về cùng ở. Lúc đầu, vì không bỏ sức lao động ra, Ve Sầu cũng thấy ngượng ngùng thế nào ấy. Nhưng thấy Kiến khẩn khoản, mà ngôi nhà thì xinh xắn quá, nên nó cũng đồng ý.

Ve ở cùng Kiến, Ve Sầu chẳng chịu làm gì. Đến bữa thì đi kiếm ăn, ăn xong lại nằm hát nghêu ngao, mặc cho Kiến một mình hì hục quét dọn, xếp đặt nhà cửa cho ngăn nắp.

Kiến thường lo lắng đến mùa đông tháng giá, thức ăn khó kiếm, nên bàn với Ve Sầu: “Chúng ta đã có nhà ở rồi, nhưng chúng ta còn phải kiếm thức ăn để dành, khi mưa rét khỏi phải nhịn đói”.

Ve Sầu nói: “Thức ăn khối ra đấy, tích trữ làm gì cho mệt xác”. Kiến bực mình, để mặc Ve Sầu ở nhà ca hát, ngày ngày xuống đất kiếm mồi. Chẳng bao lâu, nhà Kiến đầy ăm ắp thức ăn dùng trong cả mùa đông chưa chắc đã hết. Nhưng trong khi Kiến đi tìm mồi, Ve Sầu ở nhà một mình thấy buồn, đi múa hát với đàn bướm, tối lại về nhà ngủ.

Một hôm, trời tối đã lâu, Kiến nóng lòng chờ bạn mà không thấy bạn về. Sáng sớm hôm sau, Kiến đi tìm Ve Sầu, nghe thấy Ve Sầu đang nghêu ngao trên cành lá, Kiến bò tới:

– Anh đi đâu mà cả đêm hôm qua không về nhà? Về đi thôi. Về mà xem, nhà rất nhiều thức ăn. Ta không lo gì mùa đông tháng giá nữa.

Ve Sầu đã không về thì thôi, lại còn mắng bạn:

– Anh ngu lắm. Thức ăn đầy rẫy thế này tội gì mà hì hục cho mệt xác. Anh xem tôi có chết đâu. Thôi từ nay anh mặc tôi. Ai lo phận nấy.

Kiến buồn bã ra về.

Ít lâu sau, lá rừng dần dần ngả màu vàng, chỉ hơi có gió nhẹ là thi nhau rụng tới tấp. Trời trở rét. Mưa tầm tã suốt ngày, gió bấc thổi từng cơn. Rét thấu xương. Ve Sầu không có chỗ trú, ướt như chuột lột, run như cầy sấy. Ve Sầu ngượng quá, không dám lại nhà Kiến nên lần mò đến nhà Ong xin ăn.

Nó vừa lò dò đến cửa thì Ong tưởng ve vào ăn cướp vội xông ra đốt. Ve Sầu đau quá, vừa chạy, vừa kêu khóc ầm ĩ. Bị Ong đốt nên mắt Ve Sầu lồi ra, mũi sưng vù lên và vì quá đói bụng nên bụng ve tuy to nhưng rỗng tuếch.

Kiến và Ve Sầu là truyện ngụ ngôn La Phông ten, ca ngợi sự lao động chăm chỉ và giải thích đặc điểm của Ve Sầu: mắt lồi, mũi sưng và bụng lại rỗng tuếch.