365 truyện kể cho bé trước khi đi ngủ

Tất tần tật những gì bé muốn biết- phần 1

1.Vì sao tháp EIEFEL lại nổi tiếng

Tháp Eiffel đứng sừng sững ngay trên quảng trường Champ-de-Mars bên bờ sông Seine, là một trong những công trình kiến trúc biểu tượng của thủ đô Paris. Tòa tháp được kiến trúc sư người Pháp Gustave Eiffel thiết kế và chỉ huy xây dựng nhân dịp triển lãm thế giới năm 1889 khai mạc tại Paris. Hằng trình năm, số lượng du khách thế giới đổ về đây tham quan nhiều không kể xiết. Tại sao tháp Eiffel lại nổi tiếng đến thế?

Toàn bộ tòa tháp này được cấu tạo từ các bộ phận kim loại các hình dạng phức tạp, ghép lại nhờ hàng triệu đinh tán. Bất cứ chiếc đinh tán nào không đạt tiêu chuẩn đều không được phép sử dụng. Tháp có tổng cộng ba tầng, bên trong có lắp cầu thang máy ngắm cảnh. Tầng một có cả nhà hàng, tầng ba là một ban công có lan can cao để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh của thủ đô hoa lệ.

Sau khi hoàn tất, tháp Eiffel trở thành công trình cao nhất thế giới. Chưa có một khối kiến trúc nào có thể phá vỡ kỷ lục này trong suốt nhiều năm tiếp theo. Về đêm, tòa tháp còn lung linh ánh đèn, thật xứng đáng là một trong những công trình độc đáo nhất thế giới.

Hình ảnh Tháp EIFFEL
Hình ảnh Tháp EIFFEL

MÙA HÈ THÁP EIFFEL TỰ CAO LÊN?

Mỗi khi hè về, do trời nóng, tháp Eiffel lại giãn nở nên -cao thêm 17mm. Khi trời mát, tòa tháp co lại. Công trình này vô cùng kiên cố, được nâng đỡ bởi bốn chân tỏa ra để gió luồn qua. Khi trời nổi gió mạnh, biên độ lung lay của tháp vô cùng nhỏ.

2.Vì sao lính gác hoàng gia Anh lại đội mũ lông Gấu?

Dù chưa được nhìn tận mắt nhưng qua phim ảnh, tạp chỉ, chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ oai phong của đội lính gác hoàng gia Anh. Trang phục của họ rất độc đáo, chân đi ủng lính, mình khoác đồng phục đỏ, đầu đội một cái mũ lông gấu cao cao. Trong đó, thú vị nhất có lẽ là chiếc mũ lông gấu.

Trang phục lính gác Hoàng Gia Anh
Trang phục lính gác Hoàng Gia Anh

Đội lính gác phải đội cái mũ dày cộp, nặng nề ấy quanh năm suốt tháng, thật khó chịu làm sao. Nhất là vào mùa hè, cứ như là đội nồi hấp trên đầu ấy, người bình thường chắc chẳng ai chịu nổi. Nhưng nhờ có chiếc mũ ấy đã giúp cái đầu của các anh lính trông cao và oai vệ hơn.

Ở Anh, lối ăn mặc này đã áp dụng cho đội lính hoàng gia 200 năm. Chiếc mũ lông gấu cao vống lên ấy còn là biểu tượng cho sức mạnh cường thịnh của Anh quốc. Đối với mỗi người lính hoàng gia Anh, được đội chiếc mũ ấy lên đầu là một niềm vinh dự không gì sánh bằng.

3.Nước nào không trồng được ca cao mà vẫn trở thành Vương Quốc Sô-cô-la?

Những miếng sô-cô-la thơm ngọt đã trở thành món -khoái khẩu của nhiều người. Một người nào đó mê sô-cô-la là chuyện bình thường, nhưng ăn hết hơn 700 kg sô-cô-la suốt cuộc đời thì đúng là chuyên lạ

Người dân Thụy Sĩ là vậy đấy! Biết sao được, tại số-cô-la của đất nước này tuyệt vời quá mà. Sô cô-la Thụy Sĩ nổi tiếng vì phong phú về cả chủng loại lẫn hương vị, do đó, đất nước này được mệnh danh là “vương quốc sô-cô-la”. Hằng năm, Thụy Sĩ xuất khẩu khoảng 100.000 tấn sô-cô-la ra thế giới.

Sô cô la
Sô cô la

Sô-cô-la vốn được làm từ hạt ca cao, hẳn ở Thụy Sĩ trồng nhiều cây này lắm? Nhưng trên thực tế, do điều kiện tự nhiên đặc biệt nên quốc gia này không thể trồng được ca cao, ấy vậy mà vẫn trở thành xứ sở sô-cô-la.

Lí do là vì quy trình và phương pháp sản xuất sô-cô-la của Thụy Sĩ đã đạt tới mức gần như hoàn hảo mà giá cả lại hợp lí, khiến món ngon này không còn là đồ xa xỉ nữa.

Ngoài ra, người Thụy Sĩ cũng rất chú trọng tới chất lượng sản phẩm, bằng chứng là sô-cô-la sản xuất ra phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra nghiêm ngặt thì mới được xưng danh là “Sô-cô-la” Thụy Sĩ.

4.Nếu bị gọi là “Lợn” bạn có vui không?

Ví một ai đó với loài lợn là mang hàm ý nhạo báng. Nếu ai đó bị nói là “lười như lợn”, ngốc như lợn”. hẳn họ sẽ rất tức giận. Vậy mà ở Nhật Bản, người ta lại rất vui khi được ví với loài vật này. Trong quan niệm của người Nhật, “lợn” là từ mang nghĩa tốt, ý khen ngợi. Hình tượng loài lợn trong văn hóa Nhật Bản còn hung dữ, oai phong hơn cả loài hổ trong văn hóa Việt Nam. yêu này, Làm ahu tức giận Trong tiếng Nhật, “lợn” còn được gọi là “sư tử làng”, trở thành hình mẫu trong mắt người dân. Khi khen ngợi một đứa bé, người Nhật thường nói đứa bé lớn như lợn, người mẹ sẽ nghĩ ngay tới khỏe mạnh và dũng cảm. Tại sao lại như vậy? Vì quốc đảo này xưa nay không hề có các loài dã thú như hổ, sư tử. Loài động vật hung dữ nhất họ từng gặp chỉ là gấu chó và lợn rừng nanh dài. Do đó, trong mắt người dân xứ hoa anh đào, gấu và lợn là biểu tượng của sự dũng mãnh và kiên cường. Nhiều nơi ở Nhật Bản còn dựng miếu thờ lợn để người dân tới cúng bái. Thanh niên Nhật khi cưới xin cũng hay cử hành hôn lễ ở miếu lợn

5.Có thể quên đi phiền muộn bằng cách chôn những thuews mình ghét xuống đất không?

Chôn điều mình ghét xuống đất
Chôn điều mình ghét xuống đất

Mỗi dịp năm mới, người dân Mexico vùng nông thôn – đều đào một cái hố to cạnh làng. Các gia đình tổng vệ sinh nhà cửa rồi cùng chôn những thứ mình ghét và không dùng nữa vào đó. Khi tiếng chuông năm mới ngân vang, người ta sẽ tụ họp quanh cái hố và cùng lấp bằng nó để diễn năm cũ, đón năm mới và quên đi phiền não.

Vậy đem chôn những thứ mình ghét xuống đất là có thể xóa tan nỗi buồn ư? Dĩ nhiên là không rồi, nhưng tục lệ này tượng trưng cho niềm hy vọng tươi đẹp của người dân, mong sao bước sang năm mới họ sẽ sống yên vui và quên đi mọi ưu sầu của năm cũ.

Thật ra tục lệ đón Tết của người Mexico còn rất nhiều điều thú vị. Ví dụ như: một ngày trước năm mới, họ thường đặt một đồng tiền vào trong giày để cầu một năm phát tài phát lộc. Nhiều người Mexico còn tin rằng, trong đêm giao thừa, nếu đứng ngoài sân ném tiền vào nhà thì cả năm cũng sẽ gặp may mắn về tài chính.

—-truyenchobe.com—-