Truyện ngụ ngôn

Ve Sầu và kiến (Ngụ ngôn Ê-dốp)

Ve Sầu và kiến (Ngụ ngôn Ê-dốp)
Ve Sầu và kiến (Ngụ ngôn Ê-dốp)

Trong một khu rừng nọ. có một chú Ve sầu sinh sống . Cả ngày , từ sáng đến tối mịt. Nó chỉ biết rong chơi ca hát , không chịu làm việc gì cả. Ngay cả lương thực để dùng trong mùa đông cũng không chịu chuẩn bị .

Đến mùa đông , Ve sầu chỉ còn cách ôm cái bụng đói meo. Nó đi gõ cửa từng nhà vay lương thực . Các loài vật khác đều không thích nó .

Một mùa hè mới lại tới. các động vật trong rừng lại tất bật chuẩn bị lương thực dự trữ cho mùa đông. chỉ có Ve sầu vẫn mải mê ca hát như năm ngoái .

Đúng lúc đó , có một chú Kiến nhỏ cũng một hạt gạo đang trèo lên cây > nhìn thấy Ve sầu vẫn nghêu ngao hát.

Kiến liền nhắc nhở : “ Anh Ve sầu này. Anh còn không mau đi kiếm lương thực đi , nếu không đến mùa đông. Anh lại bị đói cho mà xem ”.

“ Không phải vội , không phải vội. còn lâu lắm mới tới mùa đông.Bây giờ , tôi cứ hát ca cho thật vui vẻ đã ! ” Thế là , Ve sầu tiếp tục hát hò hết cả mùa hè .

Mùa đông lại tới , gió Đông Bắc thổi vù vù , trong nhà của Ve sầu không có lấy một chút thức ăn dự trữ nào. Nó chỉ còn cách sang nhà Kiến để vay lương thực .

Kiến có vẻ không vui , nghiêm mặt nói : “ Sao anh không chịu chuẩn bị từ mùa hè ấy ? ” Ve sầu trả lời : “ Vì mùa hè , tôi còn bận hát cho những người đi đường nghe nên không có thời gian kiếm thức ăn . ”

Kiến nói tiếp : “ Lúc hát hò thì anh vui vẻ thế ! Sao bây giờ không hát nữa đi ? ” Nói xong , nó liền đóng sập cửa lại , không để ý đến Ve sầu nữa .

Trò truyện cùng bé

Mùa đông đến rồi , tại sao Ve sầu lại không có thức ăn ? Nếu bé là Kiến thì bé Cỏ cho Ve sầu vay lương thực không ?

Vào mùa hè , Ve sầu không biết quý trọng thời gian , chỉ hát hò nhảy múa , do đó , đến mùa đông , nỗ mới bị đói . Như vậy , bé hãy nhớ điều này nhé : những người chăm chỉ sẽ được đền bù và những kẻ lười biếng sẽ bị gánh chịu hậu quả.

truyện ngụ ngôn: Kiến và Ve sầu theo cách kể khác

Dạy con qua truyện ngụ ngôn là một phương pháp giáo dục tinh tế và thấm thía. Mời các bạn theo dõi để kể cho con nghe những câu chuyện ngụ ngôn hay nhất sẽ xuất hiện trên chuyên mục Cùng con trưởng thành!

Truyện ngụ ngôn Kiến và Ve sầu

Ngày hè đỏ lửa, ve sầu lười biếng nằm duỗi chân dưới tán cây. Thỉnh thoảng ve sầu lại nhấm nháp một giọt mật ong thượng hạng, lim dim hưởng thụ thì bất chợt thấy bác kiến thân thể nhớp nháp mồ hôi hì hục vác một hạt gạo to tướng trên vai chậm chạp lê bước ngang qua.

Buồn miệng, ve sầu cất tiếng:

– Bác kiến ơi, trời nắng vậy mà sao bác không nghỉ tay một chút? Việc gì mà phải đày đoạ bản thân như vậy?

Nghe thấy tiếng ve sầu, bác kiến ngẩng đầu lên, giơ càng quẹt ngang lau vội một giọt mồ hôi trên trán rồi đáp:

– Bác ve đó hả? Tôi cũng muốn nghỉ lắm chứ bác, nhưng mùa đông sắp đến rồi. Nếu bây giờ không lo tích trữ dần lương thực thì mùa đông tới nhà tôi không biết sống sao nữa.

– Ha ha, bác kiến lo xa quá, giờ mới mùa hè, còn mùa thu nữa rồi mới tới mùa đông mà. Bác cứ nghỉ tay, lại đây nếm thử chút mật ong thượng hạng này, tôi dùng số lương thực ăn của 2 ngày mới đổi được giọt mật này đó.

– Cảm ơn bác, mấy thứ cao cấp đó không hợp với tôi đâu. Tôi làm việc đây!

Thấy thế ve sầu chép miệng, khẽ lắc đầu rồi tự nhủ: “Bác kiến này rõ là lẩm cẩm, hè mà không lo vui chơi, sống cực như vậy thì sống làm gì!”. Thế rồi, ve lại lại lười nhác nằm xuống, lim dim hưởng thụ ánh nắng ấm áp của ngày hè.

Thời gian thoi đưa, thu qua rồi đông tới, thoáng chốc ánh nắng bảy màu rực rỡ của ngày hè đã bị những hạt tuyết màu trắng sữa xua đi, và gió lạnh đang thổi tới.

Chậm chạp lê bước trên mặt đất xác xơ không một ngọn cỏ, bộ dạng tiều tuỵ vì đói ăn của ve sầu run lên từng chập.

“Đói quá, giá như lúc này có chút gì để nhấm nháp nhỉ?” – Ve sầu hà hơi, cố sưởi ấm hai bàn tay giá lạnh. Bất chợt, ve sầu bị thu hút bởi một ánh sáng hắt ra từ một nếp nhà thanh nhã bên đường. Liếc mắt qua khe cửa, ve ta chợt nhận ra trong đó một gương mặt quen thuộc: Bác kiến!

Lúc này cả nhà kiến đang quay quần bên bếp lửa ấm, thức ăn nóng sốt đã dọn sẵn đầy đủ trên bàn. Bất giác, ve sầu chợt thấy chạnh lòng, chép miệng than: “Biết vậy mình đã tích trữ lương thực từ mùa hè. Biết vậy mình đã không đổi lương thực lấy mấy giọt mật thượng hạng đó!”.

Bài học rút ra:

Làm việc gì cũng phải có kế hoạch, tính toán lo xa quả là không thừa. Chúng ta phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn, ốm yếu bệnh tật, tuổi già. Đừng bao giờ tiêu hết số tiền làm ra mà hãy luôn để lại một khoản dành làm tiền tiết kiệm.

Mọi việc diễn biến theo quá trình, bạn nên chủ động làm việc theo kế hoạch vạch ra, không nên chờ đợi đến mùa đông để mua lò sưởi, chờ đến ngày đi rồi mới mua vé máy bay, đến ngày nộp bài rồi mới viết bài, bắt đầu tiết kiệm tiền quá muộn với mục đích chi tiêu… Hãy suy nghĩ về phía trước, đừng chần chừ và nhớ là luôn luôn phải chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra.

—–truyenchobe.com—-