Nuôi dạy con

Chơi gì cùng con trong kì nghỉ dịch nghỉ hè ? – phần 1

Để kích thích sự phát triển của trẻ mầm non . Cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với thực tế thật nhiều để trẻ có thể hiểu hơn về thế giới xung quanh. Là những ông bố bà mẹ thông thái. Hay cô giáo mầm non ươm mầm trí tuệ tương lai, bạn hãy tìm hiểu những cách dạy trẻ như thế nào để trẻ phát triển tốt nhất.

Bài viết này, truyenchobe.com sẽ chia sẻ những thí nghiệm khoa học vui dễ làm cho trẻ mầm non bạn có thể tham khảo.

1.Trứng chìm trứng nổi

Chuẩn bị:

  • 2 quả trứng,
  • 2 ly nước
  • Một ít muối.

Thí nghiệm:

  • Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào.
  • Cốc 2: Đổ nước nóng và cho từ 4-5 thìa muối, khuấy để muối tan hoàn toàn. Khi nước nguội trở lại thì ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

Hiện tượng:

  • Thả một quả trứng vào cốc thứ nhất, bạn sẽ thấy trứng nhanh chóng chìm xuống đáy.
  • Tuy nhiên, khi thả trứng vào hai cốc còn lại, trứng sẽ nổi lên.
Thí nghiệm trứng chìm trứng nổi
Thí nghiệm trứng chìm trứng nổi

Giải thích:

  • Cốc 1 trứng chìm do: Mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc.
  • Cốc 2 trứng nổi do: Mật độ phân tử của nước muối cao hơn so với vỏ trứng, do đó quả trứng được các phân tử nước muối nâng đỡ nên không thể chìm xuống được.

2.Thí nghiệm Sự hòa tan của nước

Chuẩn bị:

  • Một cốc nước,
  • Đường,
  • Muối,
  • Cát,

Thí nghiệm:

  • Đổ nước vào cốc rồi cho các loại vật liệu đã chuẩn bị vào cốc nước rồi khuấy lên.
  • Cho trẻ quan sát xem cốc nào tan, cốc nào không tan.
  • Từ thí nghiệm này, trẻ có thể hiểu như thế nào là hòa tan như thế nào là không tan.

Hiện tượng:

  • Các cốc đựng đường, muối, được hòa tan hoàn toàn
  • Cốc đựng cát, không được hòa tan
Thí nghiệm Sự hòa tan của nước
Thí nghiệm Sự hòa tan của nước

Giải thích:

  • Khi sản phẩm hòa tan thì chất đó sẽ biến mất, nếu không tan thì nó vẫn tồn tại trong cốc và chúng ta vẫn nhìn thấy nó trong cốc.
  • Từ thí nghiệm khoa học vui dễ làm này mà trẻ có thể hiểu hơn về các hiện tượng xảy ra, trẻ có thể tiếp thu năng động, sáng tạo và não bộ linh hoạt hơn.

3. Chọc que vào bóng bay mà không vỡ

Chuẩn bị:

  • Một quả bóng,
  • Que tre nhọn,
  • Dầu/ mỡ thực vật.

Thí nghiệm:

  • Thổi quả bóng căng lên ở mức vừa phải, không nên căng quá để thí nghiệm.
  • Bạn buộc nó lại.
  • Sau đó bạn sử dụng que tre nhọn đã nhúng vào dầu mỡ rồi đâm nó vào chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sẫm và đâm xuống đáy cũng vào chỗ màu sẫm.

Hiện tượng: Quả bóng không bị vỡ.

Chọc que vào bóng bay mà không vỡ
Chọc que vào bóng bay mà không vỡ

Giải thích:

  • Bóng bay không bị chọc nổ nhờ vào cấu tạo đặc biệt của cao su, gồm các phân tử. Phân tử là hạt nhỏ nhất của một chất và thể hiện tính chất hóa học của chất. Những phân tử tạo nên cao su được kết nối thành các chuỗi dài, bện chặt vào nhau như một tấm lưới. Nhờ đó, quả bóng có thể căng ra khi được thổi lên.
  • Nếu bạn chọc ở phần căng của quả bóng, chuỗi phân tử bị phá vỡ và quả bóng sẽ nổ. Tuy nhiên, nếu bạn chọc một cách chậm rãi ở những điểm bóng không bị kéo quá căng, chẳng hạn phần nút thắt, chuỗi phân tử chỉ bị tách ra không đáng kể, cho phép que đi xuyên qua mà bóng không nổ.

4.Bút chì xiên túi nước không làm nước tràn ra ngoài

Chuẩn bị:

  • Một túi ni-lông được làm từ polyethylene,
  • Một cây bút chì thông thường,
  • Nước.

Thí nghiệm:

  • Đổ nước đầy vào túi và buộc túi lại.
  • Sử dụng các bút chì xiên vào túi nước.

Hiện tượng: Nước không bị tràn ra khỏi túi.

Túi nước thần kì
Túi nước thần kì

Giải thích:

  • Khi bạn đổ nước trước rồi sau đó dùng bút chì xiên vào túi thì túi không bị rò nước ra ngoài vì đây là do nguyên lý. Khi polyethylene bị phá vỡ, tức là bị bút chì đâm vào thì các phân tử sẽ di chuyển lại gần nhau hơn và các polyethylene đã thắt chặt vào cây bút chì nên bạn sẽ không thấy nước rò ra ngoài.

5.Thí nghiệm tạo màu cho cây cải thảo

Chuẩn bị:

  • 1 bình nước
  • 4 cốc
  • 1 thìa
  • 1 bắp cải thảo
  • Phẩm màu

Thí nghiệm:

  • Đổ nước vào các cốc.
  • Nhỏ vài giọt phẩm màu vào nước.
  • Khuấy nước.
  • Cắt lá cải thảo.
  • Đặt lá vào trong các cốc.
  • Đợi 12 tiếng.

Hiện tượng: Những chiếc lá đổi màu

cây cải thảo đổi màu
cây cải thảo đổi màu

Giải thích:

  • Hệ thống mao dẫn hút chất lỏng từ dưới lên trên. Ống mao dẫn càng hẹp, lực hút càng tăng, nước càng dâng cao.
  • Các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động sẽ đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây khiến cho là cây bị cắm vào những chiếc ly có phẩm màu sẽ chuyển màu theo đúng màu sắc của chiếc ly chứa phẩm màu. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả hoa, cỏ và thân cây.

truyenchobe.com