Nuôi dạy con

7 Truyện Ngắn Thai Giáo tháng thứ 4 mẹ nên đọc cho con mỗi ngày

Sang tuần thứ 13, thính giác sẽ phát triển mạnh mẽ, bé có thể nghe được các âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Do đó, khi mẹ thực hành đọc truyện thai giáo tháng thứ 4 giúp kích thích sự phát triển thính giác của bé.

Mẹ hãy chọn một khung giờ cố định trong ngày đều đọc truyện thai giáo cho bé nghe. sẽ giúp bé phát triển thính giác, ngoài ra còn giúp bé nhận diện giọng nói của mẹ, gắn kết tình cảm giữa hai mẹ con. Nếu có thể, mẹ cũng nhờ bố đọc truyện thai giáo cho bé nghe để bé cảm nhận được cả tình yêu thương của bố nữa nhé!

1,Truyện Cáo và cò

Câu chuyện ngụ ngôn này đã đi cùng bao thế hệ, giờ đến lúc bạn có thể kể lại cho con mình.

Truyện kể rằng, một ngày nọ, một con cáo ích kỷ mời cò đến nhà ăn tối, cò vui mừng nhận lời ngay. Đến nhà cáo, cò gõ cửa bằng chiếc mỏ dài của mình. Cáo ra đón và đưa cò đến bàn ăn. Lúc này, cò khá ngạc nhiên vì trước mặt mình là một cái đĩa chứa đầy súp.

Trong khi cò chẳng thể nào ăn súp trong đĩa với cái mỏ dài của mình thì cáo đang dùng bữa rất ngon lành. Đến cuối bữa, đĩa thức ăn của cò vẫn còn nguyên vẹn.

Cò buồn bã ra về và để đáp lễ, cò mời cáo đến nhà mình dùng bữa vào hôm sau. Cò cũng đãi cáo món súp nhưng nó lại đổ súp vào trong một cái lọ cổ cao, miệng hẹp. Tất nhiên, cáo không thể thưởng thức bữa ăn mà chỉ có thể liếm láp trên miệng lọ. Đến đây thì cáo đã nhận ra sai lầm trước đó của mình và đành phải ra về với cái bụng đói.

Bài học rút ra từ truyện ngắn thai giáo Cáo và Cò

Làm điều xấu với người khác thì ắt sẽ nhận lại được chính điều đó.

2,Truyện bàn tay vàng

Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông tham lam sống ở thị trấn nhỏ nọ. Người đàn ông này vô cùng giàu và có một niềm say mê đặc biệt với vàng cùng những thứ lạ mắt. Mặt khác, ông ta cũng rất yêu thương con gái duy nhất của mình hơn bất cứ điều gì trên đời.

Một ngày nọ, người đàn ông tình cờ gặp một nàng tiên khi mái tóc của nàng tiên nữ ấy đang mắc kẹt vào một nhánh cây. Không suy nghĩ nhiều, người đàn ông liền lao đến và giúp đỡ nàng tiên.

Ngay sau đó, lòng tham nổi dậy, ông ta lập tức yêu cầu nàng tiên đáp lại sự giúp đỡ bằng việc ban cho ông một điều ước. Người đàn ông ước rằng tất cả những gì ông ta chạm vào đều sẽ hóa thành vàng. Vị tiên nhận lời.

Sau khi có được điều ước, người đàn ông tham lam vội vã về nhà để cho vợ và con thấy điều kỳ diệu mà mình có được. Khi ông ta vừa đến nhà, cô con gái yêu chạy ra đón và vô tình chạm vào tay cha. Ngay lập tức, toàn thân cô hóa thành vàng. Người đàn ông lúc này vô cùng hối tiếc về ước muốn sai lầm kia và dành quãng đời còn lại để tìm kiếm nàng tiên đã ban cho mình điều ước đó.

Bài học rút ra

Bàn tay vàng là truyện ngắn thiếu nhi hay giúp bé hiểu lòng tham vô đáy sẽ dẫn con người ta đến những kết cục bi thương.

3,Truyện sự tích ngày và đêm

Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống:

– Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé!

Gà Trống đáp:

– Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu!

Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất.

GàTrống vội bay xuống đất để nhặt mũ. Nhưng Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi:

– Ò ó o, Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi!

Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Nhờ có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống, Gà Trống nhìn thấy cái mũ đỏ của mình mắc trên một cành cây. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu.

Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Gà Trống cất tiếng gọi:

– Mặt Trời ơi! Kéo tớ lên với!

Nhưng Mặt Trời không thể kéo Gà Trống lên được. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống:

– Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi “Ò ó o… ! Mặt trời ơi!”, tôi sẽ thức dậy và trò chuyện với bạn nhé!

Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Ở tít trên cao, Mặt Trời chiếu ánh sáng rực rỡ xuống Trái Đất và tạo nên ngày.

Còn Mặt Trăng thì cảm thấy rất xấu hổ vì đã đối xử không tốt với bạn Gà Trống. Vì thế, Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống phía bên kia rặng núi, Gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng chỉ tỏa ánh sáng mờ mờ là đêm.

Truyện thai giáo tháng thứ tư
Truyện thai giáo tháng thứ tư

4,Truyện Hay về trứng, khoai tây và lá trà

Cô gái trẻ Asha than vãn với cha về cuộc sống khó khăn của mình. Cô bối rối không biết phải làm gì và muốn từ bỏ mọi thứ. Bố của Asha liền dẫn cô đến bếp. Ông đổ nước sôi vào ba chiếc nồi và sau đó cho trứng, khoai tây và một ít lá trà vào mỗi nồi.

Người cha yêu cầu Asha quan sát khoảng 10 – 15 phút khi cả ba chiếc nồi bắt đầu sôi. Sau thời gian đó, ông bảo Asha gọt vỏ khoai tây, bóc vỏ trứng và uống nước trà vừa nấu. Asha hoang mang không hiểu rốt cuộc cha cô đang muốn nói điều gì với mình.

Thế rồi người cha đã giải thích rằng, cả ba món ấy đều phải đối mặt với một nghịch cảnh như nhau là nước sôi nhưng mỗi thứ lại có phản ứng khác nhau. Khoai tây bề ngoài cứng rắn, xù xì là thế, nhưng sau khi bị đun sôi nó trở nên mềm, nhão. Trứng vốn dễ vỡ nhưng trải qua quá trình đun sôi, phần bên trong lại cứng hơn. Tương tự trà khi nấu lên làm thay đổi cả mùi vị của nước.

Người cha quay sang hỏi Asha rằng: “Khi khổ nạn gõ cửa, con sẽ phản ứng lại thế nào? Con là khoai tây, trứng hay lá trà?”.

Bài học rút ra

Từ truyện ngắn thiếu nhi hay trên cho thấy chúng ta hoàn toàn có cách để đối mặt với mọi tình huống khó khăn trong cuộc sống.

5,Truyện Chim Sơn Ca

Truyện ngắn thiếu nhi hay này kể rằng một ngày nọ khi bụi trường xuân vừa ra hoa, Sơn Ca liền đoán ra ngay nguy cơ loài lông vũ bị rình rập. Thế là nó vội tập hợp các loài chim lại và lên tiếng thuyết phục:

– Tốt hơn hết nên hạ cây sồi vừa có bụi trường xuân mọc. Nếu không làm được thì chỉ còn cách bay đến gặp loài người để cầu xin họ đừng dùng bụi trường xuân để săn chim.

Mặc cho Sơn Ca giải thích thế nào, các loài khác không nghe theo lại còn chế nhạo nó. Sơn Ca bèn bay đi để gặp loài người và xin điều mà nó mong muốn. May mắn thay, nhờ vào sự khôn lanh của nó, con người đã chịu để Sơn Ca sống cạnh mình. Trong khi các loài khác thì bị bắt làm thịt.

Bài học rút ra

Những người có khả năng nhìn thấy trước sự việc thì sẽ dễ dàng tránh được cảnh hiểm nghèo.

6,Truyện Đóa hồng kiêu ngạo

Ngày xửa ngày xưa, trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp, một đóa hồng đỏ thắm bung nở rực rỡ giữa rừng. Điều đặc biệt là hoa hồng khá tự hào về vẻ đẹp nó sở hữu. Trái ngược lại, bên cạnh cây hoa hồng lại mọc lên một cây xương rồng xấu xí. Ngày qua ngày, hoa hồng luôn buông lời miệt thị vẻ ngoài của xương rồng. Bỏ mặc những lời lẽ xấu xa đó, xương rồng vẫn chọn cách im lặng.

Cho đến ngày kia, khi mùa hè đến mang theo cái nóng oi bức khiến muôn loài đều trở nên khô cằn. Đóa hồng xinh đẹp ngày nào cũng dần héo úa. Rồi bất chợt, bông hồng nhìn thấy một chú chim sẻ gõ mỏ vào thân xương rồng để lấy nước.

Sau khi hỏi thăm chim sẻ, hoa hồng nhận ra rằng xương rồng chính là vị cứu tinh của nó lúc này. Dù vô cùng xấu hổ, nhưng đóa hồng cũng đã gặng hỏi xin nước của xương rồng kèm theo lời xin lỗi về cách hành xử trước kia. Cuối cùng, cả hai đã trải qua mùa hè khắc nghiệt như hai người bạn thân thiết.

Bài học rút ra từ truyện ngắn thai giáo Đoá Hồn kiêu ngạo

Truyện ngắn thiếu nhi hay về đóa hồng kiêu ngạo sẽ giúp các bé hiểu một điều: Xinh đẹp nhưng kiêu ngạo sẽ chẳng ai kết thân và không nên đánh giá ai qua vẻ ngoài của họ. Thật đúng như ông bà xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

7,Câu chuyện “Hai Hạt Lúa”

Một ngày nọ, có hai hạt lúa được gieo cùng nhau vào một vườn. Khi mọc lên, hai hạt lúa trở thành những cây lúa nhỏ. Một cây lúa tự mãn và tự cho mình là cao nhất và tốt nhất trong vườn, trong khi cây lúa còn lại khiêm tốn và luôn luôn tôn trọng cây lúa kia.

Khi mùa thu đến, gió mạnh và cơn mưa lớn đã tàn phá vườn. Cây lúa tự mãn không thể chịu đựng được và bị đổ gãy. Trong khi đó, cây lúa khiêm tốn vẫn đứng vững. Đôi khi cành của nó cúi xuống để tránh gió mạnh, nhưng sau đó nó lại nhanh chóng đứng dậy.

Một người nông dân đi ngang qua vườn và thấy cây lúa khiêm tốn vẫn đứng vững. Người nông dân đã nhận ra lòng hiếu thảo và lòng tự thân của cây lúa đó. Người nông dân cắt cành cây lúa đó và đặt nó lên tòa nhà của mình.

Bài học rút ra từ truyện

Câu chuyện “Hai Hạt Lúa” nhấn mạnh ý nghĩa của việc có lòng khiêm tốn và tự thân. Cây lúa tự mãn đại diện cho sự kiêu ngạo và tự cao, trong khi cây lúa khiêm tốn đại diện cho lòng khiêm tốn và tôn trọng. Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng sự khiêm tốn và sự tôn trọng đem lại lợi ích và thành công hơn là sự tự mãn và kiêu ngạo.

—truyenchobe.com—-

Đọc thêm truyện

Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công

Sự tích con cóc