Vì sao nước biển mặn (Truyện cổ tích Việt Nam)
Truyện cổ tích Tại sao nước biển lại mặn
Tại sao nước biển lại mặn là câu chuyện giải thích vì sao nước biển mặn, đồng thời phê phán những kẻ tham lam, keo kiệt ngay cả với người thân của mình.
Ngày xửa ngày xưa, từ rất lâu rồi, ở một làng nọ, có hai anh em ruột. Hai người tuy cùng cha mẹ nhưng tình nết khác biệt nhau hoàn toàn. Cuộc sống cũng khác biệt nhau một trời một vực. Người anh giàu có, sống trong một ngôi nhà lớn, với đầy đủ của chìm, của nổi, tha hồ ăn chơi phè phỡn. Người em thì nghèo khó, cùng vợ con sống trong một túp lều nhỏ. Tuy nghèo nhưng em được mọi người quý mến vì tính hay thương người, còn người anh thì chẳng mấy ai ưa vì tính keo kiệt, tham lam và ích kỷ.
Có lần, đúng vào ngày lễ hội, gia đình người em chẳng còn gì để ăn, đến một cái bánh mốc hay bát cháo loãng cũng không có. Thương vợ, thương con, người em bấm bụng đánh liều đến cầu xin người anh giàu có giúp đỡ. Vừa thấy bóng người em xuất hiện ở cửa, người anh keo kiệt bủn xỉn cất giọng thô lỗ hỏi:
– Chú đến xin gì vậy?
Người em nói bằng giọng van lơn:
– Anh hãy thương lấy các cháu. Xin anh cho chúng một ít gì để ăn, vì hôm nay là ngày lễ lớn.
Người anh ném cho em một cái bánh mốc meo:
– Chú cầm lấy và đi đi! Đừng có bao giờ đến đây xin xỏ nữa nhé.
Mặc dù bị xỉ nhục nhưng người em vẫn không quên cảm ơn anh mình. Trên đường về nhà, bỗng người em gặp một cụ già phúc hậu. Cụ già bảo anh:
– Ta biết con rất nghèo nên muốn giúp con. Ta biết con rất cần chiếc bánh này nhưng con hãy làm theo lời ta. Con hãy đi vào rừng, góc rừng phía Tây ấy. Ở đó có một cây cổ thụ rất to, là nơi trú ngụ của quỷ. Trong hốc cây, có một cái nồi bằng đá. Khi nhìn thấy chiếc bánh của con, bọn quỷ sẽ thèm và lấy vàng bạc gạ đổi. Nhưng con hãy nhớ, chỉ đổi chiếc bánh cho quỷ để lấy chiếc nồi bằng đá. Đó là chiếc nồi thần, nó không những cho con cuộc sống đầy đủ mà còn có thể giúp đỡ những người nghèo khổ khác nữa.
Nghe lời cụ già, người em đi thẳng tới gốc cây. Ở đó có rất nhiều quỷ với hình thù vô cùng dữ tợn. Nhìn thấy chiếc bánh, lũ quỷ gào thét:
– Này, người kia! Hãy đưa chiếc bánh cho chúng ta, chúng ta sẽ cho nhà ngươi thật nhiều vàng bạc châu báu.
– Không. Tôi không lấy vàng đâu. Tôi chỉ lấy chiếc nồi bằng đá ở trong hốc cây thôi.
Lũ quỷ đang đói, chúng liền đổi ngay chiếc nồi bằng đá lấy cái bánh mốc. Người em vội ôm lấy chiếc nồi về nhà. Về đến nhà thì trời cũng vừa nhá nhem tối. Người vợ và những đứa con tội nghiệp chạy ùa ra đón anh vớì hy vọng có cái gì để ăn. Khi thấy chỉ có cái nồi bằng đá, họ chỉ biết thở dài buồn bã. Người em thấy vậy, an ủi với vợ con.
– Hãy lại đây và đừng buồn nữa. Chúng ta được no đủ rồi!
Tuy ngoài miệng nói vậy, nhưng anh cũng bán tín bán nghi về phép màu của chiếc nồi mang lại. Anh thử đặt chiếc nồi giữa nhà, cầu xin cho cả nhà có một bữa ăn no vì đã bao ngày nay vợ chồng, con cái anh chỉ có rau cháo qua ngày.
Vừa dứt lời thì một mâm cỗ đầy đủ sơn hào hải vị hiện ra, toả hương thơm ngào ngạt. Cả nhà hết sức ngạc nhiên và vô cùng sung sướng. Nhìn vợ con ăn uống ngon lành, anh thấy lòng mình thật hạnh phúc. Ăn xong, anh thử xin nồi thần cho mình một ngôi nhà đẹp, quần áo, vàng bạc và đồ trang sức. Tức thì mọi thứ xuất hiện ngay.
Sáng hôm sau, dân làng kinh ngạc thấy chỗ túp lều tồi tàn của gia đình anh hôm qua đã mọc lên một ngôi nhà nguy nga tráng lệ. Tin về chiếc nồi đá diệu kỳ bay đi khắp nơi. Tin ấy đến tai cả những người buôn bán lớn ở vùng xa. Họ mang đủ thứ quý giá để xin đổi lấy chiếc nồi đá nhưng người em đều từ chối.
Thế rồi một hôm, có người buôn muối lấy cắp chiếc nồi đá, đem lên thuyền, định trốn ra biển. Khi tới giữa biển, người ấy xin nồi cho mình muối. Tức thì chiếc nồi tuôn ra bao nhiêu là muối. Muối tuôn mãi, tuôn mãi không ngừng. Chiếc thuyền đầy ắp muối bị đắm giữa biển sâu, đem theo cả chiếc nồi đá xuống đáy biển. Thế là từ ngày đó, chiếc nồi cứ tiếp tục tuôn ra muối. Muối hoà vào nước biển mỗi lúc một nhiều.
Vì thế nước biển lại mặn cho tới bây giờ
Khoa học giải thích tại sao nước biển lại mặn
Muối xâm nhập vào các đại dương như thế nào?
Nước biển là một hỗn hợp phức tạp của các loại muối khoáng và hợp chất từ xác sinh vật biển bị phân hủy. Hầu hết muối khoáng trên đại dương được tích tụ dần dần. Theo nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.
Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.
Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.
Tại sao nước biển lại mặn?
Lí do khiến khiến nước biển mặn bởi vì do chúng chứa lượng muối rất lớn. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối, tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Để cho dễ hình dung, nếu như ta rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.
Độ mặn của nước biển
Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.
Vùng biển có độ mặn nhất trên thế giới thuộc về biển Đỏ và khu vực vịnh Ba Tư. Đây là 2 khu vực có tốc độ bay hơi của nước biển cao nhất. Độ mặn của nước biển cũng có sự biến thiên. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ băng tan, lượng nước chảy từ sông suối, mức độ bay hơi, lượng mưa, tuyết rơi, gió, chuyển động của sóng và chuyển động của các dòng hải lưu. Tất cả các yếu tố đó đều gây ra sự khác nhau về độ mặn của nước biển tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.
Tại sao nước biển lại mặn?
Lí do khiến khiến nước biển mặn bởi vì do chúng chứa lượng muối rất lớn. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối, tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Để cho dễ hình dung, nếu như ta rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.
Độ mặn của nước biển
Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.
Vùng biển có độ mặn nhất trên thế giới thuộc về biển Đỏ và khu vực vịnh Ba Tư. Đây là 2 khu vực có tốc độ bay hơi của nước biển cao nhất. Độ mặn của nước biển cũng có sự biến thiên. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ băng tan, lượng nước chảy từ sông suối, mức độ bay hơi, lượng mưa, tuyết rơi, gió, chuyển động của sóng và chuyển động của các dòng hải lưu. Tất cả các yếu tố đó đều gây ra sự khác nhau về độ mặn của nước biển tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.
Tại sao nước biển lại mặn?
Lí do khiến khiến nước biển mặn bởi vì do chúng chứa lượng muối rất lớn. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối, tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Để cho dễ hình dung, nếu như ta rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.
Độ mặn của nước biển
Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.
Vùng biển có độ mặn nhất trên thế giới thuộc về biển Đỏ và khu vực vịnh Ba Tư. Đây là 2 khu vực có tốc độ bay hơi của nước biển cao nhất. Độ mặn của nước biển cũng có sự biến thiên. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ băng tan, lượng nước chảy từ sông suối, mức độ bay hơi, lượng mưa, tuyết rơi, gió, chuyển động của sóng và chuyển động của các dòng hải lưu. Tất cả các yếu tố đó đều gây ra sự khác nhau về độ mặn của nước biển tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.