1001 truyện giúp bé rèn thói quen tốt

Thế giới câu hỏi diệu kì của bé -phần 1

1.Tại sao mèo thường xuyên phát ra tiếng “Grừ grừ”?

Tiếng “grừ grừ”, đây là âm thanh phát ra khi dây thanh đới giả của mèo rung lên. Trong cổ họng của mèo có một cơ quan gần giống với thanh đới, khi luồng không khí đi qua đó sẽ bị cản trở và phát ra tiếng “grừ grừ”.

Con người còn phát hiện ra rằng, bình thường khi mèo chơi đùa, tinh thần căng thẳng và khi ngủ sẽ không phát ra tiếng “grừ grừ”, chỉ khi chúng cảm thấy thỏa mãn, phấn khích hoặc lúc nằm trong lòng chủ nhân cảm thấy vô cùng vui vẻ và thoải mái mới tạo nên âm thanh nhè nhẹ đó. Tiếng “grừ” của mèo trưởng thành rất vang, còn mèo con rất ít khi phát ra tiếng “grừ”.

Có thể các bạn nhỏ chưa biết

Loài mèo rất ưa sạch sẽ, chúng thường xuyên liếm cơ thể, làm mượt lông trên người, ăn xong còn biết dùng chân trước vuốt râu.. Sau khi được người khác ôm sẽ liếm cho lông ngay ngắn lại. Đó đều là bản năng của loài mèo, mục đích để loại bỏ mùi lạ trên người, tránh sự truy đuổi của kẻ săn mồi. Trên lưỡi mèo có rất nhiều gai nhỏ, đó là công cụ tốt để loại bỏ những ký sinh trùng, vệ sinh cơ thể.

Mèo là loài vật ưa sạch sẽ
Mèo là loài vật ưa sạch sẽ

2. Chim cánh cụt khi ở trên bờ lúc nào cũng đi thẳng người. Tại sao vậy?

Cơ thể chim cánh cụt béo mập, hai cái chân ngắn ngủn không nối liền với bụng mà mọc trực tiếp ở mông. Kết cấu cơ thể như vậy giúp cánh cụt có thể bơi tự do dưới nước, nhưng bất tiện cho việc đi lại trên cạn. Do chân quá ngắn, mỗi lần chim cánh cụt chỉ có thể đi một bước rất ngắn, khi đi cứ luôn lắc lư. Dù là lúc đứng hay đi, chim cánh cụt đều phải đứng thẳng người như một quý ông, do vậy mà chim cánh cụt được gọi là “quý ông Nam Cực”.

Chim cánh cụt
Chim cánh cụt

Cũng may thời gian chim cánh cụt ở trên cạn không nhiều, ngoài những lúc tìm bạn đời và ấp trứng, phần lớn thời gian của chúng đều ở dưới nước.

Có thể bé chưa biết

Chim cánh cụt cũng có thủ lĩnh của mình. Nhưng thủ lĩnh của chúng không phải được quyết định qua việc chiến đấu, mà là thay phiên nhau. Thủ lĩnh của đàn cánh cụt thật ra là lính bảo vệ, phụ trách quan sát động tĩnh xung quanh, phòng tránh kẻ săn mồi làm hại cánh cụt con và trứng. Khi làm thủ lĩnh mệt rồi, sẽ có con chim cánh cụt tiếp theo đảm nhận vị trí này.

3.Vì sao lưỡi của rắn lại chia làm hai

Lưỡi là cơ quan khứu giác của rắn
Lưỡi là cơ quan khứu giác của rắn

Lưỡi của rắn thật ra là cơ quan khứu giác, bề mặt của lưỡi rắn không có gai vị giác, không thể nếm được mùi vị, nhưng có thể ngửi thấy mùi trong không khí,

Giống như con người dùng hai tại trái phải để nghe âm thanh, rắn có thể dựa vào hai nửa của lưỡi nhận biết thông tin mùi của con mồi trong không khí và phán đoán phương hướng cùng vị trí của nguồn phát ra mùi, từ đó tấn công.

Các nhà khoa học bằng các thí nghiệm đã phát hiện ra rằng, nếu cắt phần chẻ đôi của lưỡi rắn thì rắn sẽ mất đi khả năng truy theo mùi, thậm chí mất phương hướng, chỉ loanh quanh bò lòng vòng tại chỗ.

Có thể bé chưa biết

Miệng rắn nhìn có vẻ không lớn lắm, nhưng có thể nuốt được con mồi to hơn mình gấp vài chục lần. Thì ra, giữa khớp trên và khớp dưới hàm của rắn có một miếng xương có thể di chuyển. Khi nuốt thức ăn, miếng xương này sẽ dựng thẳng lên, miệng rắn sẽ mở được rất to. Đồng thời, hai bên của hàm dưới được nổi bằng gân, giúp miệng rắn có thể mở rộng sang hai bên, do đó rắn có thể nuốt được thứ lớn hơn rất nhiều so với đầu và miệng mình. Hơn nữa rắn không có xương ngực, xương sườn hai bên nên có thể hoạt động tự do, nuốt dễ dàng vật lớn xuống bụng.

4. Tại sao cá voi lại to đến vậy?

Hình ảnh cá voi
Hình ảnh cá voi

Cá voi là loài động vật lớn nhất hành tinh, chiều dài có thể tới hơn 30 mét, cân nặng khoảng 200 tấn.

Cá voi có thể to như vậy hoàn toàn là nhờ ơn của biển lớn.

Trước tiên, biển cung cấp cho cá voi nguồn thức ăn phong phú. Tuy cơ thể cá voi rất lớn, nhưng lại ăn loài nhuyễn thể vô cùng nhỏ bé. Loại nhuyễn thể này số lượng lớn, dễ bắt, có thể đáp ứng nhu cầu của cá voi. Hơn nữa, lực nổi của nước biển lớn, có thể đỡ được cơ thể khổng lồ của cá voi. Động vật trên cạn nếu cần nặng lớn như vậy thì tứ chi khó mà gánh nổi, nên hạn chế sự phát triển về thể hình, còn cá voi không phải lo lắng về điều đó.

Có thể bé chưa biết

Cá voi xanh có cơ thể khổng lồ, nhưng cổ họng lại cực kì nhỏ hẹp, chỉ có thể nuốt những loài cá tôm nhỏ có chiều rộng dưới 5cm. Nhuyễn thể là thức ăn lý tưởng nhất của cá voi, Cá voi xanh khi ăn sẽ mở rộng miệng, nuốt một lúc vài chục tấn nước biển, vài triệu con nhuyễn thể. Một ngày cá voi xanh ăn hết vài chục triệu con nhuyễn thể, trọng lượng tới vài tấn. Do nhu cầu lớn, cá voi xanh đa phần sống ở vùng biển Nam Cực, nơi tập trung rất đông loài nhuyễn thể.

5. Tại sao kiến lại không bị lạc đường

đàn kiến
Đàn kiến

Kiến có thị giác nhạy bén, những nơi đi qua chúng đều để lại mùi đặc biệt, đây là bảo bối giúp chúng không bị lạc đường.

Kiến không những biết tận dụng cảnh vật để nhận biết đường đi, mà còn có thể coi cảnh vật là vật tham chiếu. Vị trí của mặt trời và ánh nắng phản xạ trên trời, đều có thể giúp kiến nhận biết phương hướng để trở về tổ.

Không chỉ vậy, kiến còn có thể nhận biết đường theo mùi, để lại mùi ở mặt đường chúng đi qua, khi trở lại chỉ cần đi theo mùi đó là sẽ không lạc đường. Có những con kiến không để lại mùi khi đi, nhưng có thể nhớ rõ mùi của thiên nhiên trên đường về, do vậy cũng sẽ không lạc đường,

Có thể bé chưa biết

Kiến cũng thích uống “sữa”, “sữa” mà chúng nuôi là rệp cây. Rệp cây sống bằng cách hút nhựa cây, sau khi hút đủ chúng sẽ tiết ra chất thải giống như mật, đây là thứ kiến thích ăn nhất. Kiến thợ nuôi hàng đàn rệp trong tổ kiến, mỗi tối đều xua số “sữa” này tới cây để hút nhựa, khi chúng ăn no thì “vắt sữa” – dùng xúc giác khế đập lên bụng rệp cây, rệp cây sẽ tiết ra dịch mật.

Bài thơ Đàn kiến con

Nhìn đàn kiến nhỏ
Đâu dám coi khinh
Làm việc hết mình
Ngày đêm không nghỉ
Xuân đi hạ lại
Thu đến đông về
Vui sống hả hê
Cháu con no đủ
Cần cù chăm chú
Đắp tổ đào hang
Hợp lực kết đoàn
Dựng xây bền vững
Lòng em chẳng những
Thán phục kiến con
Hơn nữa lại còn
Lấy làm gương sáng.

Tác giả: Tụ Vinh.
Tập thơ Bé thích vành khuyên.

truyenchobe.com