365 truyện kể cho bé trước khi đi ngủ

Edison Nhà Phát minh Cả đời Chỉ đến trường 3 tháng nhưng đem lại thành tựu vĩ đại

Bóng đèn điện là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại, nó mang đến một loại “ánh sáng” mới làm thay đổi cuộc sống của cả nhân loại. Và người đã phát minh ra bóng đèn điện cùng nhiều phát minh vĩ đại khác chính là Thomas Edison, nhà bác học thiên tài với tổng cộng 1500 bằng sáng chế trên toàn thế giới.

1. Tuổi thơ ấu mày mò và nghịch phá

Thomas Edison sinh trưởng trong gia đình đông anh chị em, bố ông làm nghề bán ngói lợp mái nhà, còn mẹ là một giáo viên tiểu học. Ngay từ bé, vị bác học thiên tài sinh năm 1847 này đã bộc lộ sở thích khám phá và mày mò thử nghiệm. Cậu cứ luôn hỏi “tại sao lại như thế” khiến nhiều người khá khó chịu, tuy nhiên cậu bé không bỏ cuộc, nếu không ai trả lời thì cậu sẽ tự tìm câu trả lời cho chính mình.

Cũng vì sự mày mò đó mà đôi lúc mọi người thấy cậu khá bất thường. Như chuyện Edison từng ở trong một túp lều tranh, nằm sấp trên bãi cỏ và để mấy quả trứng gà dưới bụng. Khi mẹ hỏi thì cậu bé bảo rằng mình muốn thử ấp trứng xem gà con có nở không.

Hay như chuyện khi cậu thấy cha mình làm thí nghiệm bay với khinh khí cầu. Cậu nghĩ rằng nếu bụng con người đầy khí thì cũng sẽ bay lên không trung như khinh khí cầu kia, thế là cậu bé bắt tay vào chế tạo ra loại chất hoá học đó và cho người làm thuê của bố uống. Sau khi uống xong thì ông ta ngấp lịm nhưng Edison vẫn một mực tin rằng thí nghiệm của cậu đã thành công, còn việc có bay lên được hay không là do ông ấy!

Ít ai biết rằng, khi mới đi học cậu bé Edison thường xuyên phải đội sổ vì tội dám đặt ra những câu hỏi hóc búa cho thầy giáo của mình. Bạn bè cũng vì thế mà chê cười cậu. Họ còn cười vì cậu có cái đầu to bất thường, nhưng có ai ngờ rằng chính bộ óc nằm trong chiếc đầu ấy đã thay đổi cả một nên khoa học của nhân loại.

Edison nhà bác học phát minh ra bóng đèn
Edison nhà bác học phát minh ra bóng đèn

2. Cuộc đời thay đổi vì lời nói dối của mẹ

Vào một ngày đẹp trời, Thomas Edison đi học về và đưa cho mẹ bức thư của thầy giáo, khi đó cậu chỉ mới 7 tuổi. Bà Nancy Elliottt – mẹ của cậu mở ra đọc rồi giàn giụa nước mắt. Cậu bé nhìn bà khó hiểu, vội vã hỏi xem trong đó viết gì.

Mẹ cậu từ tốn đọc rõ từng chữ một: “Con trai ông bà là một Thiên Tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi cũng không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy kèm cặp con trai mình”. Vậy là từ đó, cậu bé Edison được học dưới sự kèm cặp của mẹ ngay tại nhà. Bà Nancy không chỉ dạy cậu kiến thức mà còn dạy Edison về cách sống, cách học làm người tử tế.

Nhiều năm sau, bà qua đời và có lẽ bà không ngờ rằng, giờ đây con trai bà đã trở thành nhà bác học đại tài của cả nhân loại, cũng chính vì lời nói dối năm xưa mà bà đã cho Edison một niềm tin rằng: cậu đang phát triển rất tốt, cậu là thiên tài và sẽ là thiên tài. Về sau, khi đọc lại bức thư năm xưa của thầy giáo gửi, Edison đã rất xúc động và biết ơn người mẹ của mình, đối với ông, bà Nancy chính là người mẹ anh hùng tuyệt vời nhất.

3. Thầy phù thuỷ ở Menlo Park

Với sở thích mày mò, sáng tạo, cậu bé Edison đã tự lập cho mình phòng thí nghiệm để thuận tiện cho việc nghiên cứu. Phòng thí nghiệm đầu tiên nằm trong tầng hầm của gia đình khi Edison chỉ mới 10 tuổi. Sang năm 12 tuổi, Edison phụ bán báo và kẹo cao su để phụ giúp gia đình.

Vì làm việc trên tàu hoả nên cậu cũng “tranh thủ” tận dụng một khoa trống trên tàu để làm phòng thí nghiệm. Không may, Edison đã làm cháy toa tàu khi làm thí nghiệm nên cậu bị nhân viên soát vé tát một cái thật mạnh và đuổi khỏi tàu. Chính vì cái tát ấy mà cậu bị ù tai và mất dần thính giác. Tuy nhiên, cậu lại cho rằng nhờ thế nên cậu sẽ tập trung 100% sức lực và trí óc cho các phát minh của mình.

Với phát minh đầu tiên là tạo ra máy hát năm 1877, Edison khiến cho cả thế giới xôn xao, nhưng phải đến tháng 3/1978, khi ông phát minh ra bóng đèn điện thì tên tuổi của Edison mới vang danh và giúp ông trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất của toàn nhân loại.

Trong suốt cuộc đời của mình, cứ khoảng 12 ngày là ông lại có một phát minh mới. Ngay cả lúc cuối đời, ông vẫn nỗi lực tìm hiểu và tạo ra nguyên liệu có thể thay thế cho cao su. Với tất cả cống hiến của mình, ông được đặt biệt danh là “Thầy phù thuỷ ở Menlo Part” với tổng cộng 1500 bằng sáng chế.

Nguồn: VN ngày nay

—–truyenchobe.com—-