Điều cha mẹ cần biết về Xâm hại trẻ em
Xâm hại trẻ em gây tổn hại lớn về thể chất, tình cảm, tâm lí của trẻ. Các Cha mẹ hãy cùng truyenchobe.com tìm hiểu cách để bảo trẻ tránh bị xâm hại nhé!
I.Xâm hại trẻ em là gì?
Xâm hại trẻ em là bất kì hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại đến trẻ em. Có 4 hình thức xâm hại trẻ em: Tinh thần, thân thể, tình dục, xao lãng.
1.Xâm hại tinh thần
Là những hành vi gây ra những tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm, tinh thần.
2.Xâm hại thân thể
Là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, gây đau đớn, tổn hại hoặc có nguy cơ bị tổn hại với thân thể bé.
3.Xâm hại tình dục
Là việc dùng vũ lực ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục.
4.Xao lãng, bỏ mặc
Là hành vi của cha mẹ. Người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
II. Những việc cha mẹ cần làm để phòng chống xâm hại trẻ
1. Khi ở nhà
Với trẻ dưới 10 tuổi , không để trẻ Ở nhà một mình ; luôn có có ít nhất một người trong gia đình có khả năng và trách nhiệm chăm sóc, trông coi trẻ
– Nếu phải thuê người giúp việc cần tìm hiểu , lựa và trách nhiệm chăm sóc , trông coi trẻ . chăm sóc trẻ . chọn cẩn thận ; thường xuyên giám sát công việc
– Hướng dẫn trẻ không được mở cửa cho người lạ vào nhà ( trừ thành viên trong gia đình và khi có ý kiến của cha , mẹ ) .
– Dạy trẻ nhớ Số điện thoại , địa chỉ nơi làm việc của cha , mẹ hoặc người có thể hỗ trợ trẻ khi cần .
-Kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng mạng internet , mạng xã hội của trẻ ; chỉ cho trẻ sử dụng internet khi có sự giám sát của người lớn trong gia đình .
– Trò chuyện , chia sẻ với trẻ về nguy cơ và cách ting xử khi bị đe dọa hoặc bị xâm hại .
2. Khi tham gia hoạt động ngoài cộng đồng
• Lựa chọn kĩ càng , cẩn thận những trung tâm , cơ sở có uy tín , chất lượng để trẻ tham gia luyện tập Văn hóa , nghệ thuật , thể dục thể thao.
– Thường xuyên trao đổi với thầy cô , các huấn luyện viên về hoạt động của trẻ tại trường học , trung tâm . Nắm rõ thời khóa biểu , lịch học của trẻ .
– Không để trẻ nhỏ tự đi hoặc đi một mình ở những nơi như siêu thị , chợ , Công viên , những nơi Tập trung đông người .
-Luôn theo dõi , không rời mắt khỏi trẻ khi đi tham quan du lịch , đến các cơ sở vui chơi giải trí . Nếu là hoạt động do nhà trường , trung tâm hay cá nhân khác Tổ chức , cần nắm rõ lịch trình , đơn vị tổ chức .
– Dạy trẻ nguyên tắc cơ bản khi cảm thấy bị đe dọa , không an toàn ” Hét to / nói không / kêu cứu – Chạy đi – Kể lại ” .
“Quy tắc ngón tay”: Bài học giới tính đầu tiên cho trẻ
Bài viết được viết bởi Giáo viên giáo dục đặc biệt Phan Thị Phượng – Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục
Trẻ em là một thực thể nhạy cảm, dễ bị tổn thương do còn non nớt và thiếu kiến thức, kỹ năng xã hội. Trong xã hội ngày nay. Trẻ em cũng là nạn nhân của nhiều vụ xâm hại thân thể, xâm hại tình dục khiến cho các em rơi vào bế tắc với những tổn thương tâm lý suốt đời.
Vậy làm cách nào để dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân không bị xâm hại tình dục? Một trong những bài học mà bố mẹ có thể hướng dẫn con để tự bảo vệ mình, tránh bị xâm hại đó là “Quy tắc ngón tay”.
1. Tại sao gọi là “Quy tắc ngón tay”?
Thứ nhất, bàn tay rất gần gũi với trẻ nhất là với những trẻ khuyết tật. Các bé sử dụng ngón tay từ lúc lọt lòng. Dùng tay để khám phá thế giới xung quanh thông qua các thao tác sờ, chạm, cầm, nắm. Bàn tay còn là công cụ để trẻ học tập, tương tác với những người xung quanh.
Thứ hai, năm ngón tay tương ứng với năm vòng tròn giao tiếp của trẻ.
2. Năm vòng tròn giao tiếp gồm những gì?
Trong cuộc đời của mỗi người đều sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau. với những mối quan hệ khác nhau. Khi còn bé trẻ chỉ nhận biết đến bố, mẹ, ông, bà, anh chị em. Lớn hơn nữa, tiếp xúc với hàng xóm và bạn bè của gia đình. Đến tuổi đi học gặp gỡ bạn bè, thầy cô. Khi trưởng thành, sẽ gặp gỡ đồng nghiệp, khách hàng…
Năm vòng tròn giao tiếp của trẻ được thể hiện qua những hoạt động của bàn tay khi tương tác với người khác:
- Vòng tròn trung tâm: dành cho người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột) trẻ được phép hoặc cho phép các hành vi như ôm hôn, bế, ẵm, cõng, tắm khi chưa tự mình làm được, ngồi vào lòng, ngủ chung…
- Vòng tròn thứ hai dành cho những người thân cận như họ hàng, thầy cô, bạn bè. Trẻ được quyền cho phép nắm tay, vỗ vai, xoa đầu.
- Vòng tròn thứ ba dành cho người quen (hàng xóm tin cậy, bạn đồng nghiệp của bố mẹ…) trẻ được quyền bắt tay, chào hỏi, trò chuyện.
- Vòng tròn thứ tư dành cho người lạ: trẻ chỉ vẫy tay chào và tạm biệt.
- Ngoài tất cả những vòng tròn này, với những “Người đáng ngại” thì trẻ cần hạn chế tiếp xúc. Bố mẹ cần nói chuyện với trẻ về khái niệm “Những người đáng ngại”. Đây không phải là những người có ngoại hình xấu xí hay bệnh tật ốm yếu .Mà là những người khiến trẻ có cảm giác bất an, không thoải mái. Là những người cố tình đụng chạm vào những bộ phận nhạy cảm của trẻ như quần lót, bộ phận sinh dục. Đối với những người này trẻ cần có thái độ dứt khoát yêu cầu họ dừng lại. Nếu họ không dừng lại trẻ cần phải báo với bố mẹ hoặc những người thân đáng tin cậy.
Bố mẹ cũng cần tôn trọng cảm giác của trẻ nhỏ. Không nên cố gắng ép trẻ tiếp xúc với những người trẻ cảm thấy không an toàn, lo lắng. Đây là những cảm giác cần được lưu tâm và quan sát kỹ.
truyenchobe.com tổng hợp