365 truyện kể cho bé trước khi đi ngủ

Thế giới câu hỏi diệu kì của bé -phần 2

1 Các loài chim tắm như thế nào?

Loài chim cũng tắm định kì giống con người, để loại bỏ sâu bọ có hại, ký sinh trùng trên lưng, nhưng cách tắm của chim có chút đặc biệt.

Chim dùng mỏ để rỉa lông
Chim dùng mỏ để rỉa lông

Những loài chim khác nhau lại có cách tắm khác nhau. Các loài chim sẽ vỗ cánh ở bên vũng nước, dùng nước để tắm. các loài Chim thích dùng mỏ rỉa lông, loại bỏ vật bẩn và sâu bọ. Có loài chim thích đắm mình trong bùn cát vỗ cánh, dùng cát để lau rửa toàn thân. Cũng có loài chim để kiến bò khắp cơ thể, dùng chất dịch kiến tiết ra để đuổi sâu bọ trên người.

Có thể bé chưa biết

Có nhiều loài chim rất chung thủy với bạn đời của mình. Ví dụ như Chim thiên nga cả đời chỉ một vợ một chồng. Nếu một con chết thì con còn lại sẽ ở vậy cả đời, thậm chí không ăn không uống. Chim Ưng nếu một con chết thì con còn lại sẽ tự tử hoặc buồn bã mà chết. Chim tương tư, Chin Oanh, Chim Sếu cũng nổi tiếng là ” Vợ chồng mẫu mực”. Còn Chim Uyên ương được coi là biểu tượng cho phu thê ân ái thì giống như hình với bóng vào mùa sinh sản.

2. Tại sao Ruồi lúc nào cũng xoa chân

Theo bé Ruồi thích xoa chân vào nhau là vì sao nào?

Vì chúng ngứa chân

Vì chúng thích nhảy múa

Vì chúng tăng động (không thể dừng lại được)

Vì chúng cảm thấy lạnh nên xoa chân cho ấm

Vì chúng xoa cho rơi những thứ bẩn

Để rèn luyện cơ chân

Câu trả lời cho bé

Ruồi xoa chân là để loại bỏ những vụn bắn dính trên chân, để nếm được mùi vị của thức ăn.

Ruồi xoa chân là để loại bỏ những vụn bắn dính trên chân, để nếm được mùi vị của thức ăn.
Ruồi xoa chân là để loại bỏ những vụn bắn dính trên chân, để nếm được mùi vị của thức ăn.

Ruồi không có mũi, cơ quan vị giác của chúng nằm ở chân. Sau khi tìm thấy thức ăn, chúng sẽ dùng chân để nếm trước, nếu là đồ minh thích, chúng sẽ nhả ra dịch tiêu hóa từ miệng, biến thức ăn thành dạng lỏng và hút vào miệng. Do ruồi thấy bất cứ thứ gì cũng phải dùng chân thử trước nên chân thường dính nhiều thứ, nếu không kịp thời loại bỏ những cái đó, không những ảnh hưởng đến việc bay và di chuyển mà còn khiến các cơ quan thụ cảm của mình mất cảm giác, nên cứ cách một lúc chúng lại xoa chân.

Có thể bé chưa biết

Ruồi dù có mang nhiều vi khuẩn cũng không bị bệnh, là do phần lớn vi khuẩn trốn trong đường tiêu hóa của chúng. Sống ở đó khoảng 5-6 ngày, sau đó một bộ phận vi khuẩn chết, một bộ phận thì được thải ra theo đường phân. Đồng thời trong cơ thể ruồi có một loại “chất đạm hoạt tính” kháng khuẩn, có thể giết được nhiều loại vi khuẩn.

Bé nhớ ăn uống đúng vệ sinh, thức ăn cần được che đậy kĩ càng để tránh ruồi bâu vào thức ăn của chúng ta, khi ăn phải thức ăn có ruồi đậu vào rồi chúng ta sẽ bị đau bụng đó.

3.TẠI SAO KHI CHẾT, PHẦN LỚN GIÁN ĐỀU GIƠ CHÂN LÊN TRỜI?

Gián trước khi chết thì chân sẽ mất hết sức lực đầu tiên, không thể gánh được trọng lượng của lưng, nên người sẽ lật ngửa, sáu chân chổng lên trời.

Cơ thể gián dạng dẹt, phần lưng cứng và nặng, có tác dụng bảo vệ cơ thể, phần bụng thì mềm và nhẹ, sáu cái chân mảnh khảnh giữ cả cơ thể. Trước khi chết, hệ thống thần kinh của gián sẽ mất tác dụng trước tiên khiến chân mất hết sức lực.

Khi ngã ra đất, do lưng nặng bụng nhẹ, cơ thể mất thăng bằng, sáu chân chồng lên trời. Sau khi lưng chạm đất, gián không có chỗ bám, cũng không đỡ được cơ thể nên rất khó lật người trở lại.

vòng đời của gián
vòng đời của gián

Kiến thức cho bé

Người ta vẫn nói “gián là bất tử, đánh không chết”, thật ra không phải gián đánh không chết thật, mà là hình dung sức sống ngoan cường của nó. Gián có thể sống trong môi trường từ 12 tới 60 độ C, cho dù để chúng vào ngăn đá tủ lạnh cũng không chết. Gián gần như cái gì cũng ăn, khi thiếu thức ăn, ngay cả tóc, nước bọt, phân, quần áo, xà phòng chúng cũng không từ chối. Và nếu không ăn bất cứ thứ gì thì gián cũng sống được ít nhất 20 ngày.

4. TẠI SAO CÁ SẤU LẠI NUỐT NHỮNG VIÊN ĐÁ

Cá Sấu nuốt đá để hỗ trợ tiêu hóa
Cá Sấu nuốt đá để hỗ trợ tiêu hóa

Cá sấu nuốt đá để hỗ trợ tiêu hóa (giảm nhẹ công việc cho dạ dày) và thích nghi với cuộc sống dưới nước. Dạ dày của cá sấu rất mềm, đến vỏ ốc sên cũng không thể nghiền nát được.

Nhưng chúng ăn rất nhiều thứ, có cá, chim, rùa, thậm chí là cả hươu cao cổ, sư tử. Xương và vỏ của động vật sau khi vào dạ dày rất khó tiêu hóa. Cá sấu nuốt đá để nghiền thức ăn hỗ trợ tiêu hóa. Sau khi nuốt đá, cân nặng của cá sấu tăng lên, giúp lặn sâu và hoạt động dưới nước, không bị dòng nước đánh dạt đi. Đồng thời, cá sấu cũng tận dụng cân nặng để kéo con mồi xuống nước.

KIẾN THỨC CHO BÉ

Cá sấu cái đôi khi đột nhiên há mồm, cho từng con cá sấu con mới sinh vào trong. Lẽ nào là cá sấu mẹ quá đói, muốn ăn con mình sao? Ha ha, thực ra là cá sấu mẹ đang bảo vệ cá sấu con đó. Mõm cá sấu mẹ giống như “túi nuôi con” đặc biệt, khi gặp nguy hiểm sẽ giấu cá sấu con vào miệng để bảo vệ.

5. TẠI SAO CÁC LOÀI CÁ NHỎ DƯỚI BIỂN THÍCH BƠI THEO ĐÀN

Dưới biển, những loài cá nhỏ bơi qua bơi lại theo từng đàn lớn là để đảm bảo an toàn và chia sẻ thức ăn. Ở biển có rất nhiều loài động vật với những kích cỡ khác nhau, như cá mập, bạch tuộc, chúng có tính tấn công rất mạnh.

Cá bơi theo đàn để chống lại sự tấn công của các loài cá lớn
Cá bơi theo đàn để chống lại sự tấn công của các loài cá lớn

Những loài cá nhỏ không có vũ khí gì mạnh, khó có thể chống lại sự tấn công của những loài cá lớn, nếu sống riêng lẻ thì có thể bị ăn bất cứ lúc nào. Chỉ khi sống theo đàn, dựa vào sức mạnh quần thể mới có cơ hội sống sót. Sống thành đàn sẽ khiến kẻ địch hoa mắt chóng mặt, không nhìn rõ con mồi. Cho dù bị tấn công thì vẫn có một phần trong đàn thoát được. Hoạt động theo đàn có ích cho việc tìm kiếm thức ăn, chỉ cần một con trong đàn thấy thức ăn thì cả đàn có thể cùng hưởng.

KIẾN THỨC CHO BÉ

“Áo khoác” sặc sỡ của cá cảnh nhiệt đới là “tấm áo tàng hình” để bảo vệ bản thân, giúp chúng thích nghi với môi trường. Trong vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt mà chúng sống, bất cứ nơi nào cũng có đá san hô nhiều màu sắc. Khi gặp phải tình thế nguy hiểm, cá cảnh nhiệt đới sẽ nấp trong những rạn san hô có màu sắc tương đồng giống mình để bản thân không bị kẻ địch phát hiện.

truyenchobe.com