Tăng tử thịt lợn (Dạy trẻ biết giữ lời hứa)
Một buổi sáng nọ.vợ của Tăng Tử chuẩn bị đi chợ . Vừa mới mở cửa , đứa con trai nhỏ của bà đã chạy tới và nói rằng muốn đi chợ cùng mẹ. .
Tăng phu nhân nghĩ ngợi một lát , mang theo con nhỏ thì thật là bất tiện , thế là bà nói với con trai : “ Con Ở nhà đợi mẹ , khi nào về , mẹ sẽ thịt lợn cho con ăn nhé!”. Cậu bé vừa nghe mẹ nói thế thì thôi không nài nỉ nữa mà ngoan ngoãn ngồi ở nhà chờ mẹ .
Chập tối , Tăng phu nhân đi chợ về , chưa vào đến nhà đã nghe thấy tiếng mài dao vọng ra . Bà đẩy cửa bước vào , thì ra Tăng Tử đang mải dao , chuẩn bị thịt lợn cho con trai ăn . Bà vội vàng chạy tới ngăn chồng lại và nói : “ Trong nhà chỉ có mỗi một con lợn , để đến Tết mới được thịt . Tại sao chàng lại coi lời dỗ dành trẻ con là thật được ?
Tăng Tử nói : “ Không được nói dối trước mặt trẻ con . nhỏ tuổi nên thường học theo cha mẹ . Nếu bây giờ chúng ta nói dối con thì khác gì đang dạy chúng sau này đi lừa dối người khác . Như thế thì sau này rất khó có thể dạy dỗ con cái trở thành người tốt . ” Tăng phu nhân thấy lời nói của chồng rất có lí , bèn vui vẻ phụ giúp chồng thịt lợn . Một lát sau , bà đã làm xong bữa cơm thịnh soạn cho chồng và con trai ăn .
Trò truyện cùng bé
Để dạy con trai làm một người biết giữ chữ tín , Tăng Tử đã không tiếc mà giết đi con lợn duy nhất trong nhà mình . Có thể thấy rằng , chữ tín đối với một người quan trọng biết bao .Các bạn nhỏ nhất định phải làm một người biết giữ chữ tín nhé .
Giáo dục trẻ biết giữ lời hứa
Lời hứa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Việc dạy con giữ lời hứa sẽ giúp con biết tôn trọng người khác, sống có trách nhiệm với lời nói, hành động của mình, điều này cần thiết trong sự phát triển hình thành nhân cách của trẻ sau này.
Trong giai đoạn nhạy cảm từ 0 đến 6 tuổi, khi mà tư duy của trẻ phát triển mạnh nhất thì bố mẹ nên dạy trẻ những đức tính tốt giúp bé tiếp thu nhanh nhớ lâu và trẻ sẽ trở thành người có ích trong tương lai. Một trong những đức tính tốt mà cần dạy cho trẻ chính là giữ lời hứa. Nhưng phải làm sao để dạy trẻ trở thành người có trách nhiệm với lời hứa, lời nói. Tôi đã sưu tầm một số biện pháp dạy trẻ giữ lời hứa. mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo:
* Cha mẹ dạy trẻ giữ lời hứa như thế nào ?
Cha mẹ phải làm gương cho con:
Nếu chỉ giảng giải cho bé rằng: con phải biết giữ lời hứa, phải tạo được sự tin tưởng của ba mẹ và mọi người; trong khi bản thân lại luôn thất hứa. Đó chẳng phải là bạn cũng đang nói suông hay sao?
Hãy thể hiện cụ thể qua ứng xử hàng ngày một cách nghiêm túc. Hứa với con điều gì, nhất định bạn phải thực hiện. Vì nếu bố mẹ không giữ lời hứa với trẻ cũng dễ ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách của trẻ. Khiến trẻ bất an, hoài nghi và mất lòng tin vào gia đình.
Những lời hứa kiểu “hứa để rồi quên” của bố mẹ không hiếm trong cuộc sống. Hầu hết các bậc làm bố mẹ đều cho rằng, lời hứa chỉ là lời động viên con trẻ, còn người lớn thực hiện hay không là quyền của người lớn. nhưng bố mẹ hãy nhớ ở bất cứ trường hợp nào bố mẹ cũng phải chuyên nhất giữa lời nói và việc làm.
Khi bố mẹ được tín nhiệm, trẻ sẽ hành động một cách tích cực và cũng sẽ ứng xử theo khuân mẫu mà bố mẹ đã thể hiện. Bằng cách này, bé sẽ học được cách luôn tôn trọng lời hứa, chữ tín của bản thân đối với người khác.
Không nên hứa hẹn tùy tiện
Ngoài ra, dạy cho trẻ chữ tín còn thể hiện trong việc cha mẹ biết cân nhắc trước khi hứa và làm điều gì với trẻ. Một số phụ huynh muốn con nghe lời nên không tiếc buông ra những lời hứa hẹn, dù biết rằng khó thực hiện. Bởi vậy bạn cần suy xét trước khi hứa. Đừng vì nhất thời muốn làm dịu tình hình mà “hứa lèo” với con.
Thực tế, khi muốn con thực hiện điều gì đó, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác thay vì hứa hẹn. Từ đó, sẽ khắc phục cho trẻ thói quen vòi vĩnh, gây áp lực với cha mẹ. Bởi có những đứa trẻ lợi dụng vào việc cha mẹ đưa ra điều kiện để mè nheo, đòi hỏi… cho rằng cha mẹ không đáp ứng là vì không yêu thương mình.
Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân
Sau khi trẻ thực hiện những điều mà bạn yêu cầu trước đó hoặc những điều mà trẻ đã cam kết, hãy khuyến khích trẻ tự đánh giá về mình xem có xứng đáng để được cha mẹ thực hiện lời hứa hay không. Điều này tạo cho trẻ tính trung thực, thẳng thắn, dám chịu trách nhiệm với việc mình làm.
Xin lỗi con ngay khi thất hứa
Trong trường hợp không thể thực hiện được lời hứa vì lý do chính đáng nào đó, cha mẹ nên thành thật nhận lỗi với con ngay.
Đừng nghĩ rằng hành động này sẽ hạ thấp uy tín của bạn trong mắt trẻ. Trái lại, bằng việc trò truyện thân mật và giải thích cho con hiểu, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự cảm thông chân thành từ bé.
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn lựa một phần quà khác thay thế hoặc một thời điểm khác để thực hiện lời hứa ban đầu. Làm như vậy trẻ sẽ thấy mình được tôn trọng, thương yêu và tin tưởng vào cha mẹ nhiều hơn. Đồng thời trẻ học được cách xử lý tình huống khi nói và thực hiện lời hứa với người khác.
Không dung túng cho hành động thất hứa của con
Con thất hứa lần đầu, bạn có thể tha thứ nhưng không quên khẳng định với con: “Bố/Mẹ chỉ bỏ qua cho con lần này thôi nhé, Bố/Mẹ sẽ phạt nặng con nếu như con còn hứa suông như thế nữa”. Bằng sự nghiêm túc này, trẻ sẽ có cơ hội để sửa sai.
Dạy con giữ lời hứa, có nghĩa là bố mẹ đã dạy trẻ biết tôn trọng người khác, sống có trách nhiệm trong lời nói và hành động của mình đúng với những gì chúng đã nói hay đã hứa. Giữ lời hứa với con trẻ chính là dạy con cách ứng xử và hành động phù hợp với lời nói và việc làm, giáo dục trẻ thái độ sống và hình thành nhân cách tốt của trẻ
Hy vọng rằng với một số biện pháp trên các vị phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc dạy trẻ biết giữ lời hứa.
Truyenchobe.com