Thế giới câu hỏi diệu kì của bé -phần 3
1.Gai trên lưng nhím có tác dụng gì?
Gai trên lưng là vũ khí rất mạnh để nhím bảo vệ mình. Nhóm có cơ thể nhỏ bé, khả năng tấn công không mạnh, là thức ăn của nhiều loài động vật. Khi gặp kẻ địch, nhóm sẽ nhanh chóng cuộn mình lại thành quả cầu, gai trên lưng nhỏ ra ngoài. Nhiều loài động vật nhìn thấy “quả cầu gai” này là không thể làm gì, đành phải bỏ đi, như vậy nhóm được bảo toàn tính mạng. Gai trên lưng nhóm sẽ tăng dần theo độ tuổi, đừng thấy nhóm nhỏ bé như vậy, trên lưng chúng có thể tới vài nghìn cái gai đó!
Kiến thức cho bé
Trên lưng nhím tuy mọc đầy gai, nhưng hai con nhím vẫn có thể dựa dẫm vào nhau. Khi chúng tới gần nhau, để không gây tổn thương cho đối phương. chúng sẽ cố gắng thả lỏng cơ, để gai trên lưng nằm bẹp xuống. Hành động ấy đối với cả hai bên đều là nhiệm vụ cực kì gian nan, nên sự thân mật này chỉ duy trì trong thời gian rất ngắn.
2.Tại sao Ếch chỉ ăn côn trùng sống
Ếch xanh chỉ ăn côn trùng sống là do kết cấu đặc biệt của mắt ếch. Mắt của đa số các loại động vật vừa nhìn thấy vật thể di chuyển và vừa thấy cả vật thể tĩnh. Nhưng mắt của ếch rất đặc biệt, chúng không nhìn thấy những thứ đứng yên, nhưng rất nhạy cảm với vật thể di động. Chính vì thế, cho dù đối mặt với một đống côn trùng chết thì ếch cũng sẽ không có bất cứ phản ứng gì, vì căn bản chúng không nhìn thấy, chứ đừng nói tới chuyện ăn. Nhưng nếu có một con côn trùng nhỏ bay qua là mắt ếch sẽ nhận biết ngay, đồng thời nhanh chóng nhảy lên, thè lưỡi ra cuốn lấy con côn trùng đó bỏ vào miệng.
Kiến thức cho bé
Ếch có thể dùng da để hỗ trợ việc thở, chúng thích môi trường tối tăm ẩm ướt. Sau khi mưa, hàm lượng hơi nước trong không khí tăng lên, khiến da của ếch ẩm hơn, chúng hoạt động mạnh hơn, kêu “ộp ộp” suốt. Tiếng kêu khác nhau của ếch có tần số khác nhau với ý nghĩa không giống nhau. Khi chúng ta nghe thấy tiếng “ộp ộp” khô khan thì rất có thể là chúng đang trò truyện vui vẻ đó!
3.Tại sao Giun đất lại chui lên khỏi mặt đất khi trời mưa?
Trời mưa giun đất chui lên khỏi mặt đất là để hít thở. Giun đất không có phổi, không thể hít thở không khí trực tiếp, chỉ có thể thở qua da. Trên da giun đất có một lớp mỏng ẩm ướt, dưỡng khí trong đất sẽ tan vào lớp mỏng này, rồi thấm vào trong cơ thể. Để thở tốt hơn, giun đất sẽ liên tục tiết ra chất nhầy nhằm đảm bảo bề mặt cơ thể luôn ẩm. Vì thế, giun đất thích sống trong những nơi đất ẩm. Nhưng khi trời mưa, nước mưa ngấm vào đất làm giảm dưỡng khí trong đất, giun đất sẽ cảm thấy bức bối, buộc phải chui lên khỏi mặt đất để hít thở.
Kiến thức cho bé
Giun đất không có chân, cách di chuyển rất đặc biệt. Cơ thể chúng được cấu thành từ nhiều đốt, khi di chuyển sẽ liên tục có duỗi theo từng đốt. Trên da chúng có rất nhiều lông | cứng như kim, nhưng rất nhỏ, mà mắt thường không nhìn thấy được. Khi chúng di chuyển, những lông cứng ở đốt sau sẽ cắm xuống đất, đốt thân phía trước vươn về phía trước, rồi rút lông ở đốt sau lên, sau đó lông ở đốt trước cắm xuống mặt đất, đốt thân sau co lại, giun đất sẽ di chuyển về phía trước như vậy!
4. Tại sao trước khi đi ngủ, Chó lại đi quanh ổ một vòng?
Trước khi đi ngủ, chó thích đi quanh ổ, đó là thói quen do tổ tiên để lại cho chúng. Tổ tiên của chó là sói, trước khi được thuần hóa sói sống ở nơi hoang dã. Tuy chủng hung mãnh, nhưng cũng bị loài dã thú khác tấn công. Trước khi ngủ chúng rất cảnh giác, tìm cho mình một nơi nhiều cỏ cây, rồi đi vòng quanh giẫm cho cỏ thành hình dạng “6”, như vậy sẽ tạo được vật chắn, giúp chúng thêm an toàn, cũng ngủ thoải mái hơn. Bản lĩnh ấy truyền từ đời này sang đời khác và thành bản năng của chó. Chó đi quanh ổ vài vòng là bình thường, nhưng nếu quá nhiều thì có thể là chúng không hài lòng với chỗ ngủ, chúng cảm thấy không thoải mái hoặc không an toàn.
Kiến thức cho bé
Khứu giác của chó rất nhạy bén, mũi là một trong những cơ quan quan trọng nhất của chó. Khi ngủ, chó thích giấu mũi dưới hai chân trước chính là để bảo vệ mũi. Khi ngủ, chó vẫn luôn trong trạng thái cảnh giác, sẽ không ngủ một mạch tới sáng, trong lúc ngủ không dễ bị chủ nhân hoặc người quen làm tỉnh giấc, nhưng rất nhạy cảm với âm thanh lại
5. Tại sao chim Yến lại làm tổ dưới mái nhà?
Chim yến đem bùn đất, các loại cỏ, lông vũ về làm tổ ở dưới mái nhà là để đẻ trứng và nuôi chim non, chứ không chỉ để làm chỗ ở. Chim yến cần xây tổ tại nơi vừa rộng vừa bằng phẳng, dưới mái nhà là nơi lý tưởng, mèo và các loài chim dữ không tới được nơi này, chim non sẽ lớn lên an toàn. Chim yến còn là cao thủ bắt sâu, thức ăn chính của chúng là côn trùng như ruồi muỗi, trong một tháng chúng có thể ăn tới hơn mười nghìn con sâu có hại. Chim yến là người bạn tốt của con người, nên mọi người đều rất thích chim yến tới làm tổ dưới mái nhà mình.
Kiến thức cho bé
Tổ yến là tổ của chim yến, nhưng không phải loài yến nhà làm tổ ở dưới mái hiên, mà chúng là yến hang. Cổ họng của yến hang có tuyến dịch nhờn rất phát triển, nước bọt chúng tiết ra sẽ đông đặc lại trong không khí. Dùng chất dịch này trộn với các cành cây hay lông vũ có thể làm tổ. Độ nguyên chất của chất đạm và giá trị dinh dưỡng có trong nước dãi yến rất cao, do đó tổ yến còn là loại thuốc quý.