10 Truyện Thai Giáo đặc biệt giành cho mẹ bầu- phần 2
Thai giáo bằng truyện không còn là phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ quá xa lạ với nhiều gia đình. Thời điểm từ tháng 3, tháng 4 trở đi rất thích hợp để bố mẹ thai giáo cho con.
Lưu ý quan trọng khi đọc truyện cho thai nhi 4 tháng tuổi?
Để việc thai giáo thai nhi hiệu quả cần có sự hợp tác của cả bố và mẹ. Trong đó, bố mẹ cũng cần nhớ một vài điểm lưu ý khi đọc truyện thai giáo. Tất nhiên, không thể đọc qua loa, không có truyền cảm hay đọc bất cứ khi nào mẹ thích là được.
1. Giọng đọc
Bố mẹ nên cố gắng đọc truyện bằng giọng truyền cảm nhất có thể. Điều này vừa giúp câu chuyện hay hơn vừa giúp bé cảm nhận được tình yêu của bố mẹ rõ hơn.
2. Chọn ngôn ngữ truyện
Tùy vào nhu cầu, định hướng của gia đình mà bố mẹ sẽ quyết định con nghe truyện thai giáo tháng thứ 4 bằng ngôn ngữ nào. Tất nhiên nếu sống và làm việc tại Việt Nam thì bạn nên ưu tiên cho bé nghe truyện bằng tiếng Việt.
Tuy nhiên, vì thai nhi có thể phân biệt được tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ khác nên bố mẹ có thể cho con nghe truyện song ngữ. Điều này sẽ giúp bé có nền tảng cả tiếng Việt và một ngôn ngữ khác.
3. Khung giờ đọc truyện
Bố mẹ có thể cho con nghe truyện thai giáo bất cứ lúc nào các bạn rảnh và cảm thấy thoải mái. Nhưng tốt nhất bạn nên chọn ra một thời điểm cố định trong ngày để tạo thói quen cho cả mẹ và bé.
Những mẩu truyện thai giáo tháng thứ 5 cực hay và ý nghĩa cho bé
1. Chú chồn lười học
Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng Chồn mướp vẫn không chịu đến trường, cứ lo rong chơi. Bố mẹ cưng quá nên Chồn sinh hư, khuyên bảo mấy cậu cũng không nghe, còn cãi lại nữa. Chồn rủ Nhím đi chơi, nhưng Nhím từ chối vì phải lo đi học. Cả Thỏ và Sóc cũng vậy.
Chồn phải đi chơi một mình, mải ham bắt bướm nên càng lúc càng đi lạc vào trong rừng. Chồn tìm đường ra ngoài, nhưng không biết chữ nên không đọc được bảng chỉ dẫn. Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này.
Đúng lúc đó thì bác Sư Tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng. Bác Sư Tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học.
2. Thỏ con thích nói dối
Thỏ Con có tính nghịch ngợm, thường hay gạt mọi người. Bạn bè khuyên hoài nhưng vẫn không chừa.
Hôm nọ, Thỏ vào rừng tìm hạt dẻ nhưng không có, định bày trò lừa gạt mọi người cho vui. Thỏ giả vờ hớt hãi chạy ào ra la lớn: “Bà con ơi! Cứu! Cứu cháu! Sói ăn thịt cháu kìa!”
Mọi người nghe vậy liền chụp lấy cuốc, cào, chạy vào trong để vây bắt Sói. Nhưng chẳng thấy Sói đâu mà chỉ thấy Thỏ cười toe toét, trêu chọc mọi người bị mắc lừa. Tin đến tai Sói, hắn tức tối bảo rằng: “Đã vậy tao sẽ thịt mày cho chừa thói khoác lác”. Vài hôm sau, Sói gặp Thỏ đang lang thang trong rừng liền nhào đến tóm gọn. Thỏ kêu cứu thảm thiết nhưng chẳng ai đến cứu vì cứ tưởng là Thỏ gạt mình như trước. May cho Thỏ lúc đó, có bác Gấu đi tiệc về ngang qua, tống cho Sói một đấm để cứu Thỏ. Bác khuyên Thỏ từ nay đừng gạt người khác mà có ngày hại mình. Thỏ hối hận và hứa sẽ nghe lời bác.
3. Sóc và thỏ đi tắm nắng
Một ngày nắng đẹp, chú Sóc đi dạo trên bờ sông và thấy bên kia sông có một chú Thỏ cũng đang đi dạo chơi.
Sóc tinh nghịch, nhặt một viên sỏi ném về phía Thỏ. Viên sỏi rơi xuống nước gần nơi Thỏ đứng làm nước bắn lên tung tóe vào mặt và người Thỏ.
Chú Thỏ giận quá, cúi đầu nhặt viên đá ném trả lại bên Sóc. Đá cũng rơi xuống nước và sóc cũng bị ướt như Thỏ.
Lần này đến lượt Sóc tức giận. Sóc lượm một viên sỏi lớn hơn và ném qua bên Thỏ. Cứ thế, chú Sóc và chú Thỏ ném qua ném lại tới khi cả hai cùng mệt nhoài. Sau cùng, Sóc nói với Thỏ:
– Thôi chúng ta đừng ném nhau nữa nhé? Nếu cứ ném như vậy lỡ mà ném vào đầu hoặc vào trán thì đau lắm đấy !
Thỏ chạy qua cầu và chìa tay ra nói:
– Vậy thì mình làm bạn với nhau nhé! Chúng ta cùng nhau đi tắm nắng và xem hoa thì vui lắm bạn nhỉ?
Chú Sóc và chú Thỏ cầm tay nhau vừa đi,vừa hát thật là vui ghế.
5. Thợ săn và chim bồ câu
Ở ngoài một ngôi làng nọ, có một cây đa rất lớn. Phía trên cây, có nhiều loại chim khác nhau làm tổ. Còn dưới những tán lá, khách bộ hành thường ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài. Một ngày nọ, có một người thợ săn đến khu vực này và nhìn thấy trên cây có rất nhiều chim. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim này, nhưng một con quạ đã biết được điều đó và cảnh báo cho những con chim khác.
Đúng lúc này, có một đàn chim bồ câu đang bay gần đó. Chúng nhìn thấy có rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn. Chẳng mấy chốc, chúng bị mắc kẹt trong chiếc lưới của người thợ săn. Dù rất sợ hãi nhưng con chim đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch. Nó bảo với cả đàn: “Trong khi người thợ săn chưa quay về, chúng ta hãy hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này. Sau đó, một con sẽ thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ”.
Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Khi chiếc lưới đã rách, con chim đầu đàn nhanh chóng bay khỏi chỗ đó. Nó nghĩ: “Bây giờ mình phải bay đến nhà chuột để nhờ các bạn ấy cắn rách chiếc lưới”.
Nghĩ sao làm vậy, chú đã bay thẳng đến chỗ của chuột nhờ giúp đỡ. Chẳng bao lâu, cả đàn chuột kéo đến và cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao.
Tại sao nên đọc truyện thai giáo từ khi bé còn trong bụng mẹ?
Để mẹ có thể giao tiếp với bé có nhiều cách khác nhau. Mẹ có thể trò chuyện thường xuyên với bé trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể đọc những mẫu truyện hay và ý nghĩa để cho bé nghe, từ đó có thể dạy bé những bài học về cuộc sống.
1. Lợi ích từ khi trẻ trong bụng mẹ
Em bé quen với giọng mẹ và làm quen thế giới bên ngoài: Dù không thể hiểu hết nội dung câu chuyện, tuy nhiên truyện thai giáo sẽ giúp bé quen dần với giọng mẹ. Ngoài ra, chính truyện thai giáo sẽ kết nối con yêu với thế giới bên ngoài.
Giúp con yêu được thư giãn: Khi mẹ đọc những truyện thai giáo mang năng lượng tích cực, nhịp tim và nhịp thở của mẹ sẽ chậm lại. Và vì bé có liên kết với mẹ nên bé cũng sẽ được thư giãn. Khi cả mẹ và bé đều được thư giãn thì thai nhi sẽ phát triển rất tốt.
2. Lợi ích khi bé chào đời (giai đoạn sơ sinh)
Dễ nín khóc: Khi mới chào đời thường các bé sẽ rất dễ quấy khóc. Lúc này bố mẹ chỉ cần kể hoặc bật lại những câu chuyện thai giáo trước đây, bé sẽ nín ngay.
Nhận biết mẹ nhanh chóng: Vì được mẹ kể chuyện trong suốt khoảng thời gian dài nên chỉ cần em bé nghe giọng là có thể nhận ra đâu là người mẹ thân yêu của mình.
3. Lợi ích nuôi con những năm đầu tiên
Học nói nhanh: Vì có sẵn nền tảng về ngôn ngữ nên bé học nói nhanh hơn những bé đồng trang lứa.
Dễ dạy dỗ: Những câu chuyện thai giáo có ý nghĩa sẽ giúp con hình thành một nhân cách tốt. Nhờ đó bố mẹ sẽ dễ dàng giáo dục bé hơn.
—truyenchobe.com—