Nuôi dạy con

Sự tích rước đèn Trung thu

Chuyện kể rằng ở một làng nọ có một cậu bé tên là Cuội. Cuội thông minh, tốt bụng và rất hay giúp đỡ bạn bè nên được các bạn yêu quý. Và trong lúc mải chơi một bạn đã bị đuối nước, đang chăn trâu thổi sáo Cuội đã nghe thấy tiếng kêu cứu của bạn bè, không ngần ngại nguy hiểm, Cuội đã nhảy xuống cứu giúp bạn lên bờ. Thế nhưng, Cuội mãi không trở về với bạn. Cuội được lên cung trăng từ đó.

Hình ảnh Cuội tốt bụng vẫn mãi vấn vương không quên trong tâm trí của những người bạn. Thấu hiểu được tình bạn đẹp giữa Cuội và những người bạn ở trần gian cô tiên đã giúp cho các bạn nhỏ được gặp lại Cuội. Đó là cứ vào ngày Rằm tháng Tám hàng năm  – ngày trăng tròn và đẹp nhất hãy rước đèn ông sao để Cuội có thể thấy được các bạn nhỏ ở trần gian.

Sự tích rước đèn Trung thu
Sự tích rước đèn Trung thu

Cổ tích : Sự tích đèn kéo quân

Một mùa Trung Thu nữa lại về, chắc chắn, điều các bé vui nhất là được cầm trên tay những chiếc đèn trung thu lung linh sắc màu đi cùng nhau trong tiếng trống vui tươi tùng rinh rinh theo đoàn múa lân vô cùng nhộn nhịp. Nhưng mẹ có biết tại sao lại có tục rước đèn vào dịp Trung Thu không?. Mẹ và bé hãy cùng khám phá truyện cổ tích “Sự tích rước đèn Trung thu dưới đây nhé!

Ngày xửa ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiểu thảo

Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: “Ta là Thái Thượng Lăn Quân, thấy nhà người nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua”. Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến.

Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng. Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thân tàu rằng: “Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn

Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người”.

– Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nổi đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy

Vua ban thường cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu. Từ đó, mỗi khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.

Đèn kéo quân
Đèn kéo quân

Bài thơ Đèn kéo quân

Đêm nay rằm tháng tám
Mẹ thắp đèn kéo quân
Khi đèn vừa cháy sang
Bao bóng người chạy quanh.

Tác giả: Thanh Hào.

–truyenchobe.com–